Muốn hiểu rõ bản chất của nhà nước và pháp luật và những quy luật phát triển của chúng, trước hết cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân và giải thích quá trình phát sinh của nhà nước và pháp luật.
Với quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác-lênin đã chứng minh một
cách khoa học rằng, nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng
xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã
hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Từ thời kỳ cổ, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra những kiến giải khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Các nhà tư tưởng theo Thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu. Trong khi đó, những nhà tư tưởng theo Thuyết gia trưởng lại cố gắng chứng minh rằng nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.
Đến khoảng thế kỷ XVI, XVII, XVIII đã xuất hiện hàng loạt quan niệm mới về nguồn gốc nhà nước. Nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của nhà nước phong kiến, đòi hỏi sự bình đẳng cho giai cấp tư sản trong việc tham gia nắm giữ quyền lực nhà nước, đa số các học giả tư sản đều tán thành quan điểm cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước.
Vì vậy, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. Tiêu biểu cho Thuyết khế ước xã hội (dựa trên cơ sở thuyết về quyền tự nhiên) là các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin (1530 - 1 596), Thomas Hobben (1588 - 1679), John Locke (1632 - 1704), S.LMontesquieu (1689 - 1 775), Denis Diderot (1713 - l784), Jean Jacques Ruossau (1712 -1778).
Mặc dù khi phát triển quan niệm của mình, các nhà tư tưởng tư sản có các cách lý giải khác nhau về nội dung của khế ước nhưng quan niệm của họ có nhiều điểm chung, đặc biệt là đều xuất phát từ luận đề chung về nguồn gốc của nhà nước là khế ước xã hội, chủ quyền trong nhà nước thuộc về nhân dân. Theo Diderot, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình; các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới . Thuyết khế ước xã hội đã có vai trò quan trọng là tiền đề cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản để lật đổ ách thống trị phong kiến. Với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn.
Nhưng học thuyết này vẫn có những hạn chế căn bản là nó vẫn giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sờ hương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm, coi nhà nước được lập ra do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.
Một số học thuyết khác tuy mức độ phổ biến có hạn chế hơn so với thuyết khế ước xã hội, nhưng đã xuất hiện và nhiều tập đoàn thống trị đã sử dụng làm cơ sờ lý luận để giải thích nguồn gốc và bản chất của nhà nước như: Thuyết bạo lực cho rằng , nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bảo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng ''nghĩ ra'' một hệ thống cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại (đại diện của thuyết này là Gumplôvích, E.Đuyring). Các học giả của thuyết tâm lý lại cho rằng, nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ. . . Vì vậy, nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội (đại diện của thuyết này như L.Petơrazitki, Phơreder ...). Thậm chí Ơ đây đó còn tồn tại quan niệm ''nhà nước siêu trái đất'' giải thích sự xuất hiện xã hội loài người và nhà nước như là sự du nhập và thử nghiệm những thành tựu của một nền văn minh ngoài trái đất...
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, những học thuyết và quan điểm trên chưa giải thích được đúng nguồn gốc của nhà nước và pháp luật.Với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác-lênin đã chứng minh một cách khoa học rằng, nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Chúng luôn luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự lồn lại và phát triển của chúng không còn nữa.
Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc - bộ lạc:
Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đó là một xã hội không có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật. Nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật lại nảy sinh chính trong xã hội đó. Vì vậy, việc nghiên cứu về xã hội cộng sản nguyên thủy sẽ là cơ sở để giải thích nguyên nhân làm phát sinh nhà nước và pháp luật, tạo điều kiện để hiểu rõ bản chất của chúng.
Để tìm hiểu về xã hội cộng sản nguyên thủy, trước hết cần nghiên cứu cơ sở kinh tế của nó, bởi vì cơ sở kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đời sống xã hội. Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ phát triền của lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ, con người chưa có nhận thức đúng đắn về thiên nhiên và về bản thân mình, họ luôn luôn trong tình trạng mềm yếu, hoảng sợ và bất lực trước những tai họa của thiên nhiên thường xuyên xảy ra, năng suất lao động thấp... Trong những điều kiện và hoàn cảnh đó, con người không thể sống riêng biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chung sống, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Để có thể cùng chung sống, cùng lao động và hưởng thụ những thành quả lao động, một nguyên tắc phân phối đặc trưng đã hình thành, đó là nguyên tắc bình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không có ai có tài sản riêng, không có người giầu, kẻ nghèo, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia. Xã hội chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
Chính những điều kiện kinh tế đó đã quyết định đời sống xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy. Tế bào cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là thị tộc. Thị tộc là kết quả của một quá trình liến hóa lâu dài. Nó xuất hiện Ơ một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.
Sự xuất hiện của tổ chức thị tộc là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại, nó đã đặt nền móng cho việc hình thành hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử - hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy. Tổ chức thị tộc đã thực sự là một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế - xã hội.
Cơ sở kinh tế đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã quyết định mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức thị tộc. Mọi người đều tự do, bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi đối với người khác trong cùng một thị tộc. Trong thị tộc đã tồn tại sự phân công lao động, nhưng mới chỉ là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau chứ chưa mang tính xã hội.
Thị tộc tổ chức theo huyết thống. Ơ giai đoạn đầu do những điều kiện về kinh lễ, xã hội và hôn nhân, do phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, các thị tộc đã được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần, sự phát triển của kinh tế xã hội đã tác động làm thay đổi quan hệ trong hôn nhân; mặt khác địa vị của người phụ nữ trong thị tộc cũng thay đổi. Người đàn ông đã giữ vai trò chủ đạo trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ đã chuyển thành chế độ phụ hệ.
Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ cộng sản nguyên thủy:
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý các công việc của thị tộc. Nhưng quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy mới chỉ là quyền lực xã hội, chưa mang tính giai cấp và hệ thống quản lý còn rất đơn giản. Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà nó gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng. Để tổ chức và quản lý thị tộc, đã xuất hiện hình thức hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, trong đó mọi người lớn tuổi không phân biệt đàn ông hay đàn bà, đều là thành viên của hội đồng thị tộc. Hội đồng có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của thị tộc như: Tổ chức lao động sản xuất, tiến hành chiến tranh, tổ chức các nghi lễ tôn giáo, giải quyết các tranh chấp nội bộ. . . các quyết định của hội đồng thể hiện ý chí chung của tất cả mọi thành viên và có tính bắt buộc chung đối với mọi người. Mặc dù trong thị tộc chưa có các tổ chức cưỡng chế đặc biệt như cảnh sát, tòa án. . . nhưng quyền lực xã hội có hiệu lực rất cao và đã thể hiện tính cưỡng chế mạnh mẽ.
Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự... để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc. Những người đứng đầu thị tộc có quyền lực rất lớn. Nhưng quyền lực của họ hoàn toàn không dựa vào một bộ máy cưỡng chế đặc biệt mà dựa vào tạp thể cộng đồng, trên cơ sở uy tín cá nhân và sự tín nhiệm, ủng hộ của các thành viên trong thị tộc. Những người đứng đầu thị tộc không có một đặc quyền, đặc lợi nào so với các thành viên trong thị tộc. Họ cùng chung sống, cùng lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác và phải chịu sự kiểm tra của cộng đồng. Họ có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào nếu uy tín không còn và không được tập thể cộng đồng ủng hộ nữa.
Thị tộc là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy, là một cộng đồng xã hội độc lập. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, trong đó có sự tác động của chế độ ngoại tộc hôn, đã đòi hỏi các thị tộc phải mở rộng các quan hệ với các thị tộc khác, dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc.
Bào tộc là một liên minh bao gồm nhiều thị tộc hợp lại. Tổ chức quyền lực của bào tộc vẫn dựa trên cơ sở những nguyên tắc tó chức quyền lực trong thị tộc, nhưng đã thể hiện ở chừng mực nhất định sự tập trung quyền lực cao hơn. Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc (đã không phải là tất cả các thành viên của bào tộc). Mặc dù phần lớn các công việc trong bào tộc vẫn do hội nghị tất cả các thành viên của bào tộc quyết định, nhưng trong nhiều trường hợp chỉ do hội đồng bào tộc quyết định.
Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc. Tổ chức quyền lực trong bộ lạc cũng dựa trên cơ sở những nguyên tắc tương tự của tổ chức quyền lực trong thị tộc và bào tộc nhưng đã thể hiện mức độ tập trung quyền lực cao hơn. Tuy nhiên, quyền lực vẫn mang tính xã hội, chưa mang tính giai cấp.
Tóm lại, trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực nhưng đó là thứ quyền lực xã hội được tổ chức và thực hiện dựa trên cơ sở của những nguyên lắc dân chủ thực sự, quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật nhưng đã tồn tại những quy tắc xử sự chung thống nhất - đó là các quy phạm xã hội thể hiện ý chí chung của lất cả mọi thành viên trong xã hội bao gồm các tập quán và các lần điều tôn giáo. Tập quán luôn gắn liền với các quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo và nhiều khi đồng nhất với chúng. Do nhu cầu khách quan của xã hội cần có một trật tự, trong đó các thành viên trong xã hội phải tuân theo 'những chuẩn mực chung thống nhất, phù hợp với những điều kiện của xã hội và lợi ích của tập thể, các tập quán đã dần dần được hình thành. Tập quán xuất hiện một cách tự phát, dần dần được xã hội chấp nhận và trở thành quy tắc xử sự chung mang tính chất đạo đức và xã hội. Do trình độ nhận thức thấp kém của con người, nhiều tín điều tôn giáo cũng được mọi người chấp nhận và nhiều khi được coi là những chuẩn mực tuyệt đối thiêng liêng cho xử sự của con người, vì vậy được mọi người luân theo một cách tự nguyện.
Như vậy, quy phạm xã hội là quy tắc xử sự thể hiện ý chí chung của các thành viên tròng xã hội được mọi người tự giác tuân theo. Trong quy phạm xã hội dường như không có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ. Trong nhiều trường hợp quyền được coi như là nghĩa vụ và ngược lại. Ví dụ: Việc tham gia vào hội đồng thị tộc, tham gia lao động, tham gia chiến tranh... vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ và việc tuân thủ các quy tắc xử sự đó dường như đã trở thành thói quen của mỗi thành viên. Vì vậy, các quy phạm xã hội có tác dụng lớn, đồng thời cũng mang tính cưỡng chế mạnh mẽ. Các cá nhân vi phạm quy tắc xử sự chung có thể phải chịu các biện pháp cưỡng chế khắc nghiệt.
Sự tan rã của tổ chức thì tộc và sự xuất hiện nhà nước:
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất: Công cụ lao động được cải tiến, con người được phát triển về thể lực và trí lực ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về thế giới và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lao động, năng suất lao động cao... đã tạo tiền đề làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và đòi hỏi sự phân công lao động tự nhiên phải được thay thế bằng sự phân công lao động xã hội. Lịch sử đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn, mà mỗi lần xã hội lại có những bước liến mới làm sâu sắc thêm quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy.
Trong lao động và cùng với lao động con người được phát triển, hoạt động của con người ngày cảng phong phú, chủ động và tự giác hơn. Việc con người thuần dưỡng được động vật đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của xã hội loài người. Chính những đàn gia súc được thuần dưỡng đã trở thành nguồn tích lũy lài sản quan trọng, là mầm mống sinh ra chế độ tư hữu. Nghề chăn nuôi phát triển rất mạnh làm xuất hiện ngày càng nhiều những gia đình chuyên làm nghề chăn nuôi và dần dần chăn nuôi đã trở thành một ngành kinh tê' độc lập tách ra khỏi ngành trồng trọt. Đó là lần phân công lao động xã hội lớn đầu tiên.
Sau lần phân công lao động xã hội thứ nhất, xã hội đã có những biến đổi sâu sắc. Bên cạnh ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, ngành trồng trọt cũng có những bước phát triển mới, năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Con người đã tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết để duy trì cuộc sống của chính bản thân họ. Do đó, đã xuất hiện những sản phẩm lao động dư thừa và đã phát sinh khả năng chiếm đoạt những sản phẩm dư thừa ấy. Gia súc đã trở thành nguồn tài sản cơ bản để tích lũy và trao đổi giữa các gia đình mà trước hết là giữa các gia đình tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của thị tộc và bộ lạc. Do sự phát triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi và trồng trọt, một nhu cầu mới đã nảy sinh, nhu cầu về sức lao động. Vì vậy, nếu như trước kia, những tù binh bị bắt trong chiến tranh thường bị giết chết, thì nay đã được giữ lại làm nô lệ để bóc lột sức lao động.
Như vậy, sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên, mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội đã phân chia thành người giàu, kẻ nghèo. Chế độ tư hữu xuất hiện đã làm thay đổi quan hệ hôn nhân, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã thay thế cho chế độ quần hôn. Đồng thời với sự thay đổi đó đã xuất hiện chế độ gia trưởng đặc trưng bằng vai trò tuyệt đối và quyền lực vô hạn của người chồng trong gia đình, "gia đình cá thể đã trở thành một lực lượng đang de dọa thị tộc". Xã hội tiếp tục phát triển với những bước tiến mới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi và trồng trọt thì thủ công nghiệp cũng phát triển. Việc con người tìm ra kim loại, đặc biệt là sắt đã tạo ra khả năng có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang cả những miền rừng rú. Sắt mang lại cho người thợ thủ công nghiệp những công cụ lao động có giá trị. Nghề dệt, nghề chế tạo đồ kim loại và những nghề thủ công khác ngày càng được chuyên môn hóa đã làm cho sản phẩm được làm ra ngày càng nhiều loại và hoàn hảo hơn.
Bên cạnh đó, ngoài ngũ cốc, các loại đỗ và hoa quả, nông nghiệp còn cung cấp cả dầu thực vật và rượu vang... Một hoạt động nhiều mặt như thế đã dẫn đến sự phân công lao động lớn lần thứ hai là: Thủ công nghiệp đã tách ra khỏi nông nghiệp. Sự tăng trưởng không ngừng của sản phẩm lao động đã nâng cao giá trị sức lao động của con người. Sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên, nô lệ đã ra đời nhưng còn có tính chất lẻ tẻ, thì nay đã trở thành bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống xã hội; nô lệ không còn là kẻ phụ giúp đơn thuần nữa mà đã trở thành một lực lượng xã hội với số lượng ngày càng tăng, "họ đã bị dẩy di làm việc ở ngoài đồng ruộng và trong xưởng thợ, thành từng đoàn mười, mười hai người một".
Sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai đã đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hội làm cho sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng. Nền sản xuất đã tách ra thành các ngành sản xuất riêng, làm xuất hiện nhu cầu trao đổi và sản xuất hàng hóa ra đời. Nền sản xuất hàng hóa xuất hiện thì đồng thời thương nghiệp cũng phát triển dẫn đến sự phân công lao động xã hội lần thứ ba. Đây là lần phân công lao động giữ vai trò rất quan trọng và có một ý nghĩa quyết định. Sự phân công này làm nảy sinh ra một giai cấp không còn tham gia vào sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là giai cấp thương nhân. Nếu như ở hai lần phân công lao động xã hội trước, những nguyên nhân của sự hình thành giai cấp đều chỉ gắn liền với sản xuất mà thôi, thì ở lần phân công lao động xã hội thứ ba này, "lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia sản xuất một tý nào, nhưng lại chiêm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tê... và bóc lột cả hai", "một giai cấp mà lịch sử loài người trước đó chưa hề biết đến”.
Sự ra đời và bành trướng của thương mại đã kéo theo sự xuất hiện của đồng tiền, hàng hóa của các hàng hóa, nạn cho vay nặng lãi, quyền tư hữu về ruộng đất và chế độ cầm cố. Tất cả những yếu tố đó, làm cho sự tích tụ và tập trung của cải vào trong tay của số ít người giàu có diễn ra nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hóa của quần chúng và sự tăng nhanh của đám đông dân nghèo. Số nô lệ tăng lên rất đông cùng với sự cưỡng bức và bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp chủ nô đối với họ.
Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực. Những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp và sự nhượng quyền sở hữu đất đai đã đòi hỏi phải di động và thay đổi chỗ ở, phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc, làm mất đi điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của chế độ thị tộc (đó là các thành viên của một thị tộc hoặc bộ lạc phải cùng chung sống trên cùng một lãnh thổ mà chỉ mình họ cư trú mà thôi).
Đứng trước những biến đổi của cơ cấu xã hội với khối đông dân cư không thuần nhất đó, những cộng đồng thị tộc vốn là những tổ chức khép kín và có đặc quyền không thể đứng vững được. Bởi vì, bên cạnh những nhu cầu và những lợi ích mà thị tộc phải bảo vệ và có tư cách để bảo vệ, đã xuất hiện những nhu cầu mới, những lợi ích của những tầng lớp người khác nhau không những xa lạ với chế độ thị tộc, mà còn đối lập với chế độ đó về mọi phương diện. Chính những lợi ích đó đã đòi hỏi phải có những cơ quan mới hình thành ở bên cạnh, ở bên ngoài tổ chức thị tộc, và do đó đã đối lập với thị tộc. Hơn thế nữa, những xung đột về lợi ích giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa chủ nợ và con nợ cũng diễn ra ngày càng gay gắt trong mỗi tổ chức thị tộc. Chế độ dân chủ nguyên thủy đặc trưng trong tổ chức thị tộc đã biến thành chế độ dân chủ quý tộc.
Như vậy, tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại và chỉ thích hợp với một xã hội kiểu đó thì nay khi một xã hội mới ra đời, một xã hội mà toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại của nó đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, tổ chức thị tộc trở thành bất lực, không thể phù hợp được nữa. Xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy hoặc cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.
Như vậy, nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước "không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội" mà là "một lực lượng nảy sinh từ xã hội", một lực lượng "tựa hồ như đứng trên xã hội", có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự".
Sự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm riêng do có những điều kiện kinh tế, xã hội và ngoại cảnh không giống nhau. Theo Ph.ănghen có ba hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:
- Aten là hình thức thuần túy nhất và cổ điển nhất. Nhà nước Aten nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc.
- Nhà nước Rô-ma là kết quả của cuộc cách mạng với thắng lợi của giới bình dân chống lại giới quý tộc thị tộc Rô - ma, nhưng sau một thời gian giới bình dân và giới qúy tộc hoàn toàn bị hòa tan vào với nhau.
- Nhà nước của người Giéc-manh nảy sinh trực tiếp từ việc chinh phục đất đai rộng lớn của người khác. Tuy người Giéc-manh chiến thắng Đế chế Rô-ma nhưng do nhiều lí do và hoàn cảnh như cơ sở kinh tế, trình độ phát triển kinh tế của người đi chinh phục và kẻ bị chinh phục, mức độ của cuộc chiến đấu ... nên việc tổ chức và xây dựng nhà nước của người Giéc-manh có một số đặc điểm riêng.
So với tổ chức thị tộc trước kia, thì nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.
Như đã phân tích ở trên, tổ chức thị tộc được hình thành và dựa trên cơ sở của quan hệ huyết thống. Sự hình thành chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội đã làm cho những quan hệ huyết thống trở nên suy yếu, rệu rã và dần dần biến mất. Sự di động dân cư không ngừng làm cho thị tộc không thể giữ vững được hình thức tổ chức khép kín nữa. Quá trình pha trộn, đan xen giữa các thị tộc và bộ lạc đã diễn ra, tổ chức thị tộc chuyển hóa từng bước thành tổ chức hành chính lãnh thổ. Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm điểm xuất phát và để cho công dân "thực hiện những quyền và nghĩa vụ xã hội của họ theo nơi cư trú, không kể họ thuộc thị tộc và bộ lạc nào". Cách tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc điểm chung của các nhà nước. Đặc trưng thứ hai của nhà nước là thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, không còn hòa nhập với dân cư nữa.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực công cộng (quyền lực xã hội) nhưng đó là thứ quyền lực do dân cư tự tổ chức ra quyền lực đó hòa nhập với xã hội, không mang tính chính trị và giai cấp. Nét đặc biệt của quyền lực công cộng sau khi nhà nước xuất hiện là quyền lực đó không thuộc về tất cả mọi thành viên của xã hội nữa, mà chỉ thuộc về giai cấp thống trị và phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực công cộng cần có một lớp người đặc biệt, một bộ máy cưỡng chế chuyên làm nhiệm vụ quản lý và "tựa hồ" như đứng trên giai cấp. Bộ máy cưỡng chế đó bao gồm quân đội, cảnh sát, tòa án ... va những công cụ vật chất như nhà tù và các tổ chức cưỡng bức khác mà xã hội tḥ tộc không hề biết đến. Giai cấp thống trị đã dùng quyền lực nhà nước để đặt ra các loại thuế, bắt buộc công dân phải đóng góp để nuôi dưỡng một bộ máy mà về thực chất chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị đó với mục đích duy trị quyền thống trị giai cấp, đàn áp những người nuôi dưỡng nó. Vì lẽ đó mà nhà nước ngày càng trở nên xa lạ đối với xã hội và quyền lực nhà nước không thể thực hiện được bằng các phương pháp thông thường dựa trên cơ sở tự nguyện của công dân được nữa, mà phải sử dụng những phương pháp đặc biệt, phương pháp cưỡng chế nhà nước; phải sử dụng một thứ công cụ đặc biệt mà xã hội trước kia chưa hề biết đến - đó là pháp luật. Cho nên, cùng với sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện.
Nguồn gốc của pháp luật:
Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, những tập quán (và tín điều tôn giáo) đã là những quy pham xã hội rất phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội lúc đó, bởi chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội đã phân chia thành giai cấp thì những tập quán đó không còn phù hợp nữa, vì tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người trong thị tộc Trong điều kiện lịch sử mới khi những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được, thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới để thiết lập cho xã hội một "trật tự”, một loại quy phạm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đó là quy phạm pháp luat. Hệ thống pháp luật của các nhà nước được hình thành dần dần từng bước phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng nói chung, giai cấp thống trị đều tìm cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, dần dần thay đổi nòi dung của các tập quán và bằng con đường nhà nước nâng chúng thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Đạo luật 12 bảng của La-mã chính là kết quả của quá trình chuyển hóa các tập quán thành các quy phạm pháp luật. Trong tổ chức công xã La-mã co đại đã có lập quán về quyền sở hữu tập thể đối với ruộng đất và nô lệ.
Khi tổ chức công xã tan rã (điều này diễn ra trong thời gian dài) thì nội dung của tập quán trên thay đổi dần dần và cuối cùng, theo Luật 12 bảng của La-mã, mỗi gia đình La- mã co quyền định đoạt đối với phần đất của mình, còn nô lệ và súc vật trở thành tài sản riêng của mỗi gia đình giàu có.
Hệ thống pháp luật của các nhà nước còn được hình thành từ một nguồn khác, đó là các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành. Việc chuyển hóa các tập quán để nâng chúng thành luật chỉ là một bộ phận trong sự hình thành hệ thống pháp luật của các nhà nước. Những mối quan hệ phức tạp mới phát sinh trong xã hội, đòi hỏi phải có các quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh. Vì vậy, hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước ra đời. Tuy nhiên, hoạt động này lúc đầu còn đơn giản và phiến diện, nhiều quyết định của các cơ quan tư pháp, tòa án đã có ý nghĩa như những nguyên tắc chung, những quy định chung. Hệ thống pháp luật được hình thành dần cùng với sự phát triển của các nhà nước và hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan trung ương. Nhà nước đã ban hành ra các văn bản pháp luật nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy định đặc quyền cho giai cấp thốngtrị. Ví dụ: Những văn bản pháp luật của nhà nước chủ nô như đạo luật Hammurapi, đạo luật Manh...
Như vậy, pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nó khác hoàn toàn với các quy phạm xã hội khác (bao gồm chủ yếu là các tập quán) thể hiện ý chí của tất cả mọi người. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cả hai hiện tượng đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].
Bình luận