-->

Người sử dụng lao động chậm trả lương do hành bị lỗi sản xuất, xử lý thế nào?

Khi bị chậm thanh toán tiền lương, người lao động có thể làm đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động để được giải quyết.

Hỏi: Ngày 08/04, vì lý do sức khỏe nên tôi viết đơn xin nghỉ việc, tôi đã làm đúng theo quy định của công ty là 30 ngày kể từ khi viết đơn và bắt đầu kết thúc công việc từ ngày 08/05. Tôi đã tiến hành việc bàn giao công việc cho người nhận được uỷ quyền. Ngày 09/05 có quyết định nghỉ việc của Tổng GĐ phê duyệt cho tôi. Ngày 08/06, sau 30 ngày kết thúc công việc tôi có báo cho bộ phận tài chính về việc thanh toán lương của tôi. Tuy nhiên tôi không nhận được bất kỳ thông báo ngày nào sẽ quyết toán lương cho tôi và chỉ nhận được thông báo là giữ lại lương và quỹ của tôi mà không có lý do. Sau đó phòng Tài chính đã đưa cho tôi một văn bản nói về sản phẩm Inox bị trả về và Phó TGĐ muốn quy trách nhiệm cho tôi và đề xuất giữ lại lương, đồng thời chưa quyết toán lương cho tôi. Trong quá trình giữ lại lương của tôi trong vòng 30 ngày thì tôi không nhận được bất kỳ văn bản hay thông báo gì về việc sản phẩm bị lỗi do thị trường trả về hay mời tôi xuống giải quyết các vấn đề trên, tôi chỉ biêt văn bản từ nhà máy gửi về công ty ngày 13/06, sau 06 ngày kết thúc thời gian quyết toán lương. Vậy xin hỏi luật sư và công sự tư vấn cho tôi như sau: Trong quá trình chờ sau 30 ngày thanh toán lương. Công ty không có văn bản giấy tờ thông báo người lao động về việc hàng lỗi sản xuất. Công ty lại quy trách nhiệm cho người lao động, vậy công ty làm đúng hay sai? (Lê Huy Trực - Quảng Bình)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, máy móc, thiết bị làm việc của đã cũ và việc sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm bị lỗi nhưng đã được phó TGĐ đồng ý cho sản xuất. Sản phẩm của công ty bị trả về là do lỗi kỹ thuật xuất phát từ việc máy móc sản xuất đã cũ, không phải do lỗi của người lao động. Hơn nữa, Ban giám đốc công ty đã biết rõ về nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra của việc sử dụng những máy móc, thiết bị này nhưng vẫn thông qua quy trình sản xuất. Nên, trong trường hợp này lỗi thuộc về phía công ty, bạn không có lỗi trong việc sản xuất ra các sản phẩm không đạt chất lượng dẫn đến sản phẩm bị trả về. Việc công ty quy trách nhiệm cho bạn là trái quy định của pháp luật.

Để giải quyết đồng thời hai vấn đề nêu trên, bạn có thể khiếu nại đến Ban giám đốc công ty về việc chậm thanh toán tiền lương và giải quyết trách nhiệm của bạn đối với lô hàng bị trả về. Hoặc, bạn yêu cầu Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở tiến hành hòa giải. “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải” (Khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao động). Hoặc, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết. Bạn lưu ý về thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động và thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp: “1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. 2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm” (Điều 202 Bộ luật lao động 2012).

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.