Nghỉ việc có phải làm bù cho những ngày nghỉ quá phép không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn nghỉ việc có phải làm bù cho những ngày nghỉ quá phép không.

Hỏi: Từ đầu năm tới thời điểm tôi nộp đơn nghỉ thì tôi nghỉ tổng cộng 12 ngày. Tính đến thời điểm tôi báo nghỉ là 1/8 hay đến đủ 45 ngày trước khi nộp đơn. Và tới ngày 8/8 tôi vẫn chưa nhận được lương tháng 7 trong khi những người khác đã nhận rồi. Nếu tôi yêu cầu phát lương, nếu giám đốc nói là giữ lương tôi lại đến khi nào tôi bàn giao xong sẽ trả thì công ty có vi phạm pháp luật hay không? Tôi có quyền kiện công ty và không đến làm việc nữa có vi phạm luật không? (Thúy - Bắc Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Dương Thị Hải Yến -Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo đó, về nguyên tắc, hợp đồng lao động phải được làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản, phía công ty không giao cho chị 1 bản hợp đồng lao động như vậy là không đúng với quy định của pháp luật.về việc nghỉ hằng năm của chị: "Điều 111. Nghỉ hằng năm1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm".

Với điều kiện lao động bình thường, chị có quyền được nghỉ hằng năm là 12 ngày, hưởng nguyên lương. Đến thời điểm chị thôi việc, mà chị chưa nghỉ hết 12 ngày đó thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ, theo căn cứ dưới đây: "Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền".

Như chị đã cung cấp, đến thời điểm chị thôi việc, chị nghỉ được 12 ngày, bao gồm cả 5 ngày nghỉ phép chăm con ốm theo chế độ của Luật BHXH:Điều 22.Điều kiện hưởng chế độ ốm đau: "1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế". Điều 24.Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau: "1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này".

Theo đó, về việc chị nghỉ phép do con ốm sẽ không được tính vào thời gian nghỉ hằng năm, mà đó là được nghỉ theo chế độ của BHXH, tối đa chị được nghỉ là 20 ngày làm việc cho con dưới 3 tuổi, tối đa là 15 ngày đối với con từ đủ 3tuổi đến 7 tuổi trong 1 năm, hiện tại chị mới nghỉ cho chế độ này được 5 ngày, và nghỉ không hưởng lương mà hưởng trợ cấp cho chế độ ốm đau theo BHXH.Do đó, thực tế, chị mới nghỉ phép hằng năm được hưởng nguyên lương là 7 ngày, chưa đủ 12 ngày, việc người sử dụng yêu cầu chị làm bù là không đúng với quy định của pháp luật, đây là quyền lợi của người lao động và không phải làm bù cho những ngày nghỉ đó mà vẫn được hưởng nguyên lương.Hơn nữa, khi chị chấm dứt hợp đồng lao động là sau 45 ngày kể từ ngày chị báo trước, nghĩa là tính đến thời điểm tháng 9 chị thôi việc, thì chị được nghỉ phép hằng năm tính theo tỷ lệ là 8 ngày, chị chưa nghỉ hết 8 ngày, thì chị còn được thanh toán tiền lương cho 1 ngày nghỉ phép mà chị chưa nghỉ hết.

về việc trả lương và các quyền lợi khác cho chị sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Về nguyên tắc, hợp đồng lao động của chị sẽ chính thức chấm dứt sau 45 ngày chị báo với người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, 2 bên sẽ có khoảng thời gian là trong thời hạn 7 ngày phải trả lương, sổ BHXH, BHYT, các quyền lợi khác của người lao động, trong trường hợp đặc biệt : Bất khả kháng thì có thể lên tới 30 ngày.Do đó, sau khi chị nghỉ việc là thời điểm 16/9/2015, thì trong vòng 7 ngày, chị sẽ được nhận lương đầy đủ cho những ngày làm việc chưa nhận lương, sổ BHXH, và các giấy tờ liên quan của chị, sau thời hạn này mà người sử dụng lao động không hoàn trả cho chị đầy đủ thì chị có quyền khiếu nại lên Giám đốc Công ty, Sở lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa Án.Trước khi hợp đồng lao động chấm dứt, các bên chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau thì chị không nên tự ý nghỉ việc, vì nếu chị nghỉ việc trước thời điểm hợp đồng lao động chấm dứt, chị sẽ phải bồi thường cho người lao động 1 khoản tiền tương ứng với thời gian chị tự ý nghỉ - tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.