-->

Mượn đất không trả thì giải quyết như thế nào?

Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Hỏi: Ba mẹ em có 6 người con và hiện tại lập gia đình hết 2 chị và gia đình em đang có sử dụng một thửa đất 10.000 m2 và ba mẹ em vẫn đứng tên chưa có chia cho các con, cách đây khoảng 5 năm cậu ruột em không có nhà và đất để ở nên mẹ em có cho cậu ruột em cất nhà ở nhờ trên mảnh đất của gia đình em nhưng không có giấy tờ nào hết.từ lúc về ở trên mảnh đất của em được khoảng được4 năm thì cậu hay đi nhậu về và nói đất đó là của cậu và có nhiều lúc dọa sẽgiết nếu ai đụng vô đất đó của cậu. Trong khiđó thì mợ và các con thì không nói gìnhiều lúc ba mẹ em không muốn cho cậu ở nữa nhưng không cho ở thì không biết gia đình cậu sẻ ở đâu? em có nghe bạn bè đồng nghiệp của em bảo là nếu mà cho người ta ở nhờ trên đất quá 15 năm thì người đó có quyến chiến dụng mảnh đất đó? (Hoàng Oanh - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật đất đai của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản: "1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Điều 517 BLDS quy định quyền của bên cho mượn tài sản: "Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý".

Theo như quy định của pháp luật dân sự nói chung, luật đất đai nói riêng, thì đối với quyền sử dụng đất, pháp luật chỉ thừa nhận quyền sở hữu khi đượcđăng ký quyền sử dụng đất, chỉ đến khi hoàn tất thủ tục này thì quyền sử dụng đất đối với phần đất này mới được xác lập. Còn trong trường hợp của gia đình bạn, mẹ bạn chỉ cho cậu bạn mượn quyền sử dụng phần đất trên để ở, mà về mặt pháp lý, mẹ bạn vẫn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 10.000m2 kia, có nghĩa là pháp luật chỉ thừa nhận quyền sử dụng đất của mẹ bạn. Cậu bạn chỉ có toàn quyền sử dụng mảnh đất khi được mẹ bạn lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng này phải được công chứng tại tổ chức công chứng nơi có bất động sản, và sau đó phần đất này đượcđăng ký biến động, sang tên quyền sở hữu. Còn đối với trường hợp này.Như vậy, vì đây là phần đất mẹ bạn cho cậu bạn mượn tạm để ở, vì vậy mà mẹ bạn có thể đòi lại tài sản khi có nhu cầu đột xuất cần sử dụng mảnh đất này, hoặc khi cậu bạn đã có căn nhà khác để ở. Nếu cậu bạn không trả lại, gia đình bạn có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện để kiện đòi tài sản.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.