Pháp luật đã có quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự của người 14 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Trần Bá Đông - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, về hành vi rải định gây hậu quả nghiêm trọng
Hành vi này hiện nay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ được quy định tại Điều 203 Bộ luật hình sự như sau:
"1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ; d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; e) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ; g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ; h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm".
Thứ hai, về hành vi mua tài sản của 1 người biết rằng người đó mới 14 tuổi và tài sản đó là do cướp giật
Mặc dù pháp luật đã có quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự của người 14 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý tuy nhiên, hành vi của người mua được xác lập vẫn dựa trên hành vi có được tài sản một cách bất hợp pháp vì vậy hành vi của người mua có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự như sau:
"1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp ; c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; d) Thu lợi bất chính lớn; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn; b) Thu lợi bất chính rất lớn. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn; b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này".
Cụ thể, cấu thành tội phạm này được phân tích như sau:
- Khách thể của tội phạm: hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà còn gây trở ngại lớn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, tạo điều kiện khuyến khích những người khác đi vào con đường phạm tội.
- Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ các tài sản do người khác phạm tội mà có như (tham ô, trộm cắp, cướp của, nhận hối lộ, buôn bán hàng cấm...). Khi thực hiện hành vi này, người chứa chấp, tiêu thụ không có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội. Nếu đã hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau về việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản hoặc tuy không có hứa hẹn, thỏa thuận trước nhưng đã quen biết, hiểu rõ nhau từ trước thì việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó được coi là hành vi đồng phạm (với vai trò giúp sức) người phạm tội. Tài sản do phạm tội mà có nói ở đây có thể là tài sản của Nhà nước, của các tổ chức hoặc công dân. Nó bao gồm tất cả các đồ vật có giá trị vật chất (kể cả các loại giấy tờ có giá trị) và được sử dụng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người.
- Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người chứa chấp, tiêu thụ không thể biết được đó là tài sản do phạm tội mà có thì hành vi không cấu thành tội phạm. Động cơ mục đích phạm tội có thể là tham lam, tư lợi hoặc do cả nể, thương hại,...
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận