Ðiều 689 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Hình thức chuyển quyền sử dụng đất.
Hỏi: Năm 1989, mẹ tôi là Phạm Thị H có cho tôi 01 thửa đất ao có diện tích 24 mét vuông dưới. Sau đó, tôi san lấp và xây nhà, cơ nới ra ao 60 mét vuông. Diện tích này sau đó mẹ tôi đã ký hồ sơ đã chuyển nhượng cho tôi vào năm 2003. Nay, mẹ tôi đòi lại mảnh đất, nói là không đồng ý cho tôi lấy bìa đỏ và thuê luật sư kiện tôi ra tòa. Xin hỏi luật sư, tôi phải xử lý ra sao. Liệu yêu cầu của mẹ tôi có cơ sở không? (Thúy Na - Hà Nội)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Bất động sản của Công ty Luật TNHH EVerest - trả lời:
Ðiều 689 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Hình thức chuyển quyền sử dụng đất như sau:
"1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Ðiều này.
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 733 đến Ðiều 735 của Bộ luật này".
Ðiều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất như sau:
"Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai".
Theo đó, việc hợp đồng tặng cho đất đã hoàn toàn có hiệu lực pháp luật do anh (chị) đã thực hiện đăng ký đất đai. Về hợp đồngtặng cho có thể tạm chia làm 02 trường hợp là trường hợp tặng cho có điều kiện và tặng cho không có điều kiện.
Trường hợp thứ nhất, người đã tặng cho (tức mẹ của anh (chị)) đã tặng cho mà không nhắc đến điều kiện sau khi nhận tài sản, thì đương nhiên hiểu đây là tặng cho không có điều kiện.
Trường hợp thức hai, tặng cho có điều kiện,Ðiều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:
"1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Ðiều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại".
Do đó, trường hợp tặng cho có điều kiện, nếu anh (chị) không thực hiện theo đúng nghĩa vụ mà mà người tặng cho đã đặt ra, thì người đã tặng cho có cơ sở đòi lại tài sản đã tặng cho.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Bất Động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Bất Động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận