-->

Luật sư tư vấn về truất quyền thừa kế

Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;...

Hỏi: Ông và bà cháu có 4 ng con: mẹ cháu là cả dưới còn 2 dì và 1 cậu. 1 dì đã được ông bà chia tài sản nên sẽ không nói đến nữa. Mảnh đất của ông bà hiện nay chia cho mẹ cháu, cậu và dì đã rõ ràng và đã xây nhà cửa đàng hoàng. Nhưng trước kia khi chia chỉ là nói bằng mồm không có bất cứ văn bản nào.Và hiện nay bà cháu đã mất. Giờ mẹ cháu có ý định bán căn nhà đang ở nhưng khi làm giấy ủy quyền để ông đứng tên bán mảnh đất cho mẹ cháu. Thì cậu không đồng ý với lý do cậu muốn bán luôn cái nhà cậu và ông đang ở. Cậu chỉ đồng ý khi bán liền cả 2 nhà. Mà nhà ông và cậu đang ở là nhà để hương hỏa không thể bán được. Hiện nay giấy ủy quyền đã có chữ kí của tất cả mọi thành viên trong gia đình trừ cậu cháu ra. Cháu muốn hỏi luật sư có cách nào để nhà cháu bán mảnh đất mà không cần đến ý kiến của cậu cháu không? (Thúy Hà - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Điều 670 BLDS 2005 như sau:

"1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng".

Theo đó, ngôi nhà mà cậu và ông bạn đang ở được bà và ông bạn để lại nhằm mục đích thờ cúng, và các thành viên trong gia đình cũng đồng ý nó dùng vào mục đích thờ cúng, không thể bán được. Như vậy, khi cậu bạn có ý định bán ngôi nhà - vi phạm nghĩa vụ thừa kế, khi đó, các thành viên trong gia đình có thể chỉ định người khác để quản lý ngôi nhà đó.

Về việc truất quyền thừa kế, Truất quyền hưởng di sản thừa kế là quyền của người lập di chúc được quy định trong Điều 648-Việc truất quyền hưởng di sản có thể được thực hiện bằng các hình thức:

- Truất quyền trực tiếp: Theo cách này thì Người lập di chúc sẽ nêu rõ trong di chúc truất (không cho) một cá nhân (được xác định) được quyền thừa kế di sản của mình.

- Truất quyền gián tiếp: Khi đó Người lập di chúc sẽ định đoạt phần di sản không chỉ định một cá nhân nhất định để nhận di sản.

Theo đó, bạn và thành viên trong gia đình không có quyền truất quyền thừa kế của cậu bạn.

Về việc bán căn nhà, Theo thông tin bạn cung cấp, có thể thấy rằng ngôi nhà và mảnh đất thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên trong gia đình, Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

"1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại".

Căn cứ quy định trên, để bán được căn nhà đó thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả nhữngngười là chủ sở hữu căn nhà, bao gồm cả cậu bạn. Tuy nhiên, khi cậu bạn không đồng ý bán thìnhững người còn lại có quyền làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết. Khi đó, người không đồng ý bán có quyền ưu tiên mua, trong thời hạn 3 tháng nếu người đó không mua thì những người còn lại có thể bán cho người khác.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.