-->

Luật sư tư vấn về tranh chấp về lối đi chung?

Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện,...

Hỏi: Gia đình tôi sinh sống trên mảnh đất ở số 60 tổ 5 phường PT, quận HK, Hà Nội từ những năm 1960. Năm 1986 gia đình tôi có làm giấy viết tay bán lại cho anh Nguyễn Đức K 30m đất phía sau.Để tạo điều kiện đi lại cho anh Khai bên đãthống nhất để ra lối đi chung rộng 70 phân trên đất của gia đình tôi,diện tích từ tầng hai của lối đi chung là do gia đình tôi sử dụng. Năm 1991 gia đình tôi làm đơn ra phường xin xây dựng lại gian nhà chính ở giữa dài 13,5m rộng 3,7m thành gian nhà mái bằng hai tầng, còn phần bếp đằng sau và sân phía trước vẫn xây một tầng. Chúng tôi vẫn tuân thủ theo đúng giấy bán đất là xây một bức tường ngăn dưới tầng 1 để ra lối đi chung 70 phân. Trên bức tường phân cách nhà tôi có để một cửa ngách để gia đình tôi có thể đi lại lối đi chung . Năm 2008 gia đình tôi có nhu cầu xây dựng lại toàn bộ diện tích đất mà chúng tôi sử dụng nhưng đến thời điểm này mảnh đất phía sau được bán cho người chủ thứ ba là bà V, đã ngăn cản không cho gia đình tôi xây dựng lên phần không gian tầng hai của lối đi chung của diện tích nhà bếp phía sau và sân phía trước( trước là xây một tầng). Đồng thời lắp đặt cửa kiên cố ở lối đi chung đó không cho gia đình tôi đi vào lối đi chung từ thời điểm đó. Năm 2015 khi mảnh đất phía sau được bán lại cho người chủ thứ tư là anh M. Anh Mđã tự ý cơi nới và xây dựng trong diện tích lối đi chung đó để thêm diện tích ở. Gia đình tôi có làm đơn ra phường để xách định quyền sử dụng lối đi chung đó. Tại thời điểm đó gia đình tôi làm thất lạc mất giấy bán nhà gốc. Nên căn cứ trên giấy tờ hai bên đưa ra. Phường giải quyết lối đi đó không của riêng ai và giữa nguyên hiện trang ban đầu. Đến thời diểm này gia đình tôi đã tìm lại được giấy bán nhà gốc.? (anh Bình - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Đất đai Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Theo Điều 273 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

"Điều 273.Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác".

Bên cạnh đó, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

"Điều 275.Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề :

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù".

Năm 2008 bà Vđã ngăn cản không cho gia đình bạnxây dựng lên phần không gian tầng hai của lối đi chung của diện tích nhà bếp phía sau và sân phía trước( trước là xây một tầng). Đồng thời lắp đặt cửa kiên cố ở lối đi chung đó không cho gia đình tôi đi vào lối đi chung từ thời điểm đó. Năm 2015 khi mảnh đất phía sau được bán lại cho người chủ thứ tư là anh M. Anh Mđã tự ý cơi nới và xây dựng trong diện tích lối đi chung đó để thêm diện tích ở. Như vây, những hành vi trên là trái với quy định của pháp luật.

Theo thông tin bạn cung cấp, để tạo điều kiện đi lại cho anh Khai bên đãthống nhất để ra lối đi chung rộng 70 phân trên đất của gia đình bạn,diện tích từ tầng hai của lối đi chung là do gia đình bạnsử dụng.

Hành vi của các hộ gia đình trên có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 2Điều 11 Nghị định 102 /2014/NĐ-CP quy định:Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác

"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác".

Hiện tại gia đình bạn đã tìm được giấy bán nhà gốc nên sẽ có chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trường hợp này áp dụng theo Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013:

"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết".

Nếu hộ gia đình anh M vẫn tiếp tục hành vi lấn chiếm và hòa giải ở phường không thành thì bạn có quyền gửi đơn để Tòa án nhân dân giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.