-->

Luật sư tư vấn về tặng cho quyền sử dụng đất

Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại...

Hỏi: Vào năm 2010 cha tôi có mua cho tôi một mảnh vườn trồng cây ăn trái hơn 1ha và 1 lô đất ở do tôi đứng tên, nhưng nay cha mẹ tôi muốn lấy lại, cha mẹ tôi bảo tôi có vợ rồi thì ra riêng để vườn lại cho cha mẹ. Thưa luật sư, tôi muốn giữ lại một nửa vườn để sản xuât lo cho gia đình riêng, vì lâu nay cha mẹ tôi quản lý mọi thu chi, tôi không hề biết đến. Bao nhiêu lần tôi nhờ bà con họ hàng can thiệp nhưng ông vẫn không nghe, ông còn bảo lấy nhà và vườn bán dưỡng già. Vậy thưa luật sư, việc làm của cha mẹ tôi như vậy là đúng hay sai? cha mẹ tôi có quyền đòi lại vườn và nhà ở của tôi không? Tôi phải làm gì để giữ lại vườn của mình? (Nam Anh - Hòa Bình)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:


Theo như thông tin bạn cung cấp thì giữa bạn và bố mẹ bạn đã có thỏa thuận tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất này đã đứng tên bạn. Tức là việc tặng cho quyền sử dụng đất của bạn đã được lập thành văn bản, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, gia đình bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được lập thành văn bản, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và được quy định tại Điều 467 và Điều722 Bộ luật dân sự. Do đó, bố mẹ bạn sẽ có quyền đòi lại mảnh vườn và lô đất của bạn nếu như rơi vào hai trường hợp:

Trường hợp 1: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và bạn là hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Căn cứ vào Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng tặng cho có điều kiện. : “…Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Do đó, nếu như hợp đồng tặng cho giữa bạn và bố mẹ có điều kiện mà điều kiện đó bạn không thực hiện thì bố mẹ bạn có thể đòi lại tài sản. Còn nếu như bạn đã thực hiện điều kiện hoặc việc tặng cho này không có điều kiện thì bố mẹ bạn không thể đòi lại tài sản.

Trường hợp 2: Bố mẹ bạn chứng minh được hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con trai là hợp đồng dân sự vô hiệu. Theo đó, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Cụ thể, nếu một hợp đồng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 thì sẽ vô hiệu:
1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a)Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.
Như vậy, nếu như hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ bạn và bạn thỏa mãn các điều kiện trên thì hợp đồng tặng cho đó có hiệu lực, và bố mẹ bạn sẽ không thể đòi lại quyền sử dụng đất là mảnh vườn và đất ở của bạn được.
Do đó, bố mẹ có thể đòi lại vườn và nhà ở của bạn nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp trên.

Biện pháp khắc phục:
- Nếu trường hợp của bạn không thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì bạn có thể giữ lại được vườn và đất ở của bạn. Nếu bố mẹ cương quyết muốn đòi lại quyền sử dụng đất này, và có tranh chấp xảy ra, bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải. Nếu các bên không hòa giải được thì có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Nếu trường hợp của bạn thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì bạn có thể sẽ bị mất quyền sử dụng đất này.

Khuyến nghị:


  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.