-->

Luật sư tư vấn về quyền nuôi con và chia tài sản sau khi ly hôn

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về quyền nuôi con và chia tài sản sau khi ly hôn.

Hỏi: Tôi có một người vợ vì cãi nhau với mẹ tôi nên bỏ nhà, bỏ con đi gần tháng và mang theo chiếc xe được mua khi đang hôn nhân và từ khi đi đến giờ cô ấy cũng không hề hỏi han đến con hay gì cả. Xin hỏi luật sư vậy tôi có giành được quyền nuôi con khi cô ta làm như thế không và chiếc xe sẽ được xử lí ra sao? (Hải Nam - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về quyền nuôi con sau ly hôn

Do thông tin mà bạn cung cấp không đầy đủ và việc quyết định ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nên chúng tôi không thể khẳng định bạn có giành được quyền nuôi con không, mà chỉ có thể đưa ra các căn cứ pháp luật bạn có thể xem xét vào trường hợp của bạn để xác định bạn có thể giành quyền nuôi con hay không.
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Như vậy, theo quy định này thì để xác định được quyền nuôi con thì đầu tiên cần căn cứ vào độ tuổi của con, do bạn không cung cấp tuổi của cháu nên bạn có thể căn cứ theo các quy định của pháp luật áp dụng vào trường hợp cụ thể của vợ chồng bạn:
Nếu cháu dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc vợ chồng bạn thỏa thuận để bạn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nếu cháu đã trên 3 tuổi và dưới 7 tuổi mà trường hợp vợ chồng bạn không thể thỏa thuận ai có quyền nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi dưỡng dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Cụ thể tòa án sẽ xem xét tổng thể trên các mặt sau đây:
- Thứ nhất, căn cứ vào điều kiện về vật chất: ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cha mẹ.
- Thứ hai, căn cứ vào các điều kiện tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.

- Thứ ba là về mong muốn của con. Áp dụng đối với trẻ trên 7 tuổi thì Tòa sẽ hỏi nguyện vọng của cháu xem là cháu mong muốn được ở với bố hay mẹ.

Thứ hai, xử lý tài sản chung khi ly hôn

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì chiếc xe mà vợ bạn đang đi được mua trong thời kỳ hôn nhân như vậy thì theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình về đăng kỳ quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung:
"1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này".
Và theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 của Luật này: "Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".
Như vậy, theo các quy định này thì nếu chiếc xe mà vợ bạn đang đi được mua trong thời kỳ hôn nhân mà vợ bạn không có căn cứ để chứng minh chiếc xe đó là tài sản riêng của vợ bạn thì sẽ được coi là tài sản chung.
Như vậy, theo các quy định trên thì chiếc xe nếu là tài sản chung của vợ chồng thì sẽ được chia đôi theo giá trị chiếc xe đó. Nếu vợ bạn muốn giữ chiếc xe thì phải thanh toán phần chênh lệch giá trị chiếc xe đó cho bạn.
Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.