Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về tiền lương của người lao động làm việc vào ngày lễ, Tết.
Hỏi: Hiện nay tôi đang công tác trong ngành dịch vụ, nên chúng tôi không có quy định ngày nghỉ cuối tuần, hay nghỉ lễ tết và nghỉ bù, chúng tôi được giao nhiệm vụ vào bất kể thời gian nào trong năm, chế độ nghỉ của chúng tôi chỉ được quy định số ngày theo quy định. Chúng tôi vẫn đi làm việc theo đặc thù công việc, tuy nhiên vào ngày nghỉ lễ tết, đặc biệt là tết nguyên đán, chúng tôi hoàn toàn không được hưởng bất kỳ một chế độ tiền lương cộng thêm cho những ngày này. Ngoài ra, để đảm bảo năng suất của người lao động, thoả ước lao động của chúng tôi có quy định giới hạn giờ làm việc, nhưng trên thực tế, chúng tôi đều làm vượt năng suất từ 15 % đến 20% theo định mức, nhưng vẫn không được tính thêm phầm phụ trội do làm việc thêm giờ, mà chỉ được hưởng theo tiền lương định mức giờ công. Chúng tôi là những người lao động được ký hợp đồng lao động đàng hoàng trong doanh nghiệp nhà nước. Vậy việc tính chế độ như vậy cho người lao động thì có đúng theo luật lao động hay không? (Thùy Trang - Hải Phòng)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 2 Bộ Luật lao động 2012 quy định về đối tượng điều chỉnh của bộ luật này như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng:1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.2. Người sử dụng lao động.3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động".
Theo thông tin chị cung cấp, chị làm việc trong doanh nghiệp nhà nước theo hợp đồng lao động. Như vậy, chị thuộc đối tượng là người lao động. Quan hệ lao động này được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Lao động Việt Nam.
Về vấn đề nghỉ lễ tết, BLLĐ quy định:
"Điều 115. Nghỉ lễ, tết:1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);b) Tết Âm lịch 05 ngày;c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp".
Vào những ngày lễ tết nêu trên, người lao động được nghỉ làm việc mà vẫn hửng nguyên lương. Trường hợp người lao động đi làm vào những ngày lễ tết thì đây được xác định là làm thêm giờ.
Chế độ tiền lương khi làm thêm giờ được quy định tại Điều 97 BLLĐ 2012 như sau:
"Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày".
Như vậy, cho dù đặc thù của công việc hay nội quy của đơn vị quy định như thế nào thì khi sử dụng lao động làm việc trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết thì vẫn phải chi trả tiền lương theo quy định của BLLĐ.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận