-->

Luật sư tư vấn: quyền lợi của người lao động khi thuyên chuyển công tác

Chuyển người lao động làm công việc khác so với: 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện,...

Hỏi:Tôi hiện đang là nhân viên IT đã được tiếp nhận là nhân viên chính thức, kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, không vi phạm và mắc phải lỗi lầm gì đáng kể, công việc được giao luôn luôn làm tốt, quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp trong công ty luôn luôn cởi mở và hòa đồng được nhiều đồng nghiệp quý mến. Nhưng hiện nay công ty thuyên chuyển tôi xuống làm bảo vệ với lý do là do nhân sự của công ty thiếu và ở tổ tin học đang thừa(tôi tự tin rằng kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của tôi rất vững vàng nhất tổ.Tôi có hai bằng đại học 1 Kỹ sư CNTT, 2 Cử Nhân Kinh Tế). Nếu bị thuyên chuyển điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng nghề nghiệp của tôi. Vậy xin luậttư vấn cho tôi để tôi đòi quyền lợi tốt nhất cho mình? (Minh Thành - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo trình bày của bạn, bạn đã là nhân viên chính thức nghĩa là bạn đã ký hợp đồng lao đông với công ty. Trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty có điều khoản về nội dung công việc. Tuy nhiên sau một thời gian công ty chuyển vị trí công tác từ nhân viên IT sang làm bảo vệ với lý do phòng bảo vệ thiếu người và phòng IT đang thừa người. Căn cứ vào điều quy định của pháp luật Lao động, cụ thể:

Khoản 1 điều 31 Bộ luật Lao động quy định

"Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với :1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động".

Điều 8,

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

"1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;c) Sự cố điện, nước;d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động".

Như vậy, nếu gặp khó khăn đột xuất thì công ty bạn có quyền tạm thời chuyển bạn sang làm công việc khác so với hợp đồng. Việc chuyển công tác phải nằm trong quy định của công ty và không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.

Nếu sau 60 ngày làm việc công ty bạn không chuyển bạn trở lại làm đúng công việc đã giao kết trong hợp đồng thì bạn có quyền thương lượng với công ty.

Trong trường hợp người lao động cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm thì có thể yêu cầu Hòa giải viên lao động thuộc Phòng LĐTBXH tiến hành hòa giải hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại 201 BLLĐ 2012.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.