-->

Luật sư tư vấn quyền lợi của lao động nữ sinh con non

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản 1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con...

Hỏi: Có trường hợp một người phụ nữ sinh con thiếu tháng đang cháu bé được bệnh viện chăm sóc đặc biệt chưa xuất viện. Người mẹ là lao động nữ một xí nghiệp tư nhân, khi trình báo với lãnh đạo xí nghiệp để được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Lãnh đạo xí nghiệp không đồng ý giấy xác nhận tình trạng trên của thai sản, mà yêu cầu phải có giấy chứng sinh, trong khi Bệnh viện chỉ cấp giấy chứng sinh khi bé xuất viện. Vậy theo quy định pháp luật thì cần thực hiện giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản? (Bùi Thị Thu - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

"Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản 1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này. 2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. 5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập".

Thông tư 17/2012/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 34/2015/TT-BYT:

Điểm a khoản 2 Điều 2:

"Trước khi trẻ sơ sinh về nhà,cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."

Như vậy, trong trường hợp bạn nêu, do con bạn sinh con thiếu tháng, do đó, khi con bạn đang còn ở bệnh viện thì chưa thể cấp giấy chứng sinh là đúng quy định của pháp luật, mặt khác, thủ tục hưởng chế độ thai sản là phải có giấy chứng sinh. Do đó, trong trường hợp này, khi con bạn có thể xuất viện khi có bạn sẽ được cấp giấy chứng sinh và làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.