-->

Luật sư tư vấn: Ngoại tình và có con với người khác bị xử lý như thế nào?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn ly hôn khi ngoại tình.

Hỏi: Hiện tại tôi và vợ đang trong giai đoạn khủng hoảng. tôi muốn ly hôn nhưng gia đình bên vợ và vợ luôn ngăn cản việc tôi muốn ly hôn và làm mọi cách để phá hoại tôi, gây áp lực về công việc, khủng bố về tinh thần... Lý do họ cho tôi có quan hệ ngoại tình và có con với người khác nên quyết kiện tôi ra tòa. Nếu như có bằng chứng tôi có quan hệ ngoại tình và có con với người khác thì tôi sẽ bị xử lý hay bị ảnh hưởng gì đến công việc, Đảng hay Cán bộ hay không? (Thanh Quang - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, bạn cần xác định việc có quan hệ ngoại tình với người phụ nữ khác không chỉ ảnh hưởng đến tình nghĩa vợ chồng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thì hành vi chung sống với người khác khi đang có vợ, có chồng luôn là hành vi bị cấm. Không chỉ có Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh vấn đề này, mà Luật hình sự cũng có điều chỉnh về hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân, tùy vào mức độ của hành vi, sự việc mà các quy phạm được áp dụng cũng khác nhau. Về cách xử lý hành vi này, bạn có thể tham khảo bài viết Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác, hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.

Theo quy định tại Mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT- BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC:

“Chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong các trường hợp sau đây:a, Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v..v…b, Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm".

Tại Điều 127 Bộ Luật hình sự cũng nêu rõ hình phạt đối với tội này như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Như vậy, nếu như có bằng chứng về việc bạn có ngoại tình và có con với người phụ nữ khác, sau đó bên cơ quan, đoàn thể nơi bạn công tác nhận được thông tin này thì có thể anh sẽ phải chịu những biện pháp giáo dục, kỷ luật tùy theo điều lệ của cơ quan, tổ chức nơi bạn làm việc… Nếu như sau khi giáo dục, bạn vẫn tiếp tục hành vi của mình, dẫn đến gia đình tan vỡ, vợ chồng ly hôn hoặc có những hậu quả nghiêm trọng khác thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật hình sự.

Những bằng chứng để chứng minh hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của bạn có thể là: đứa con chung của bạn với người phụ nữ không phải vợ bạn, được hàng xóm hoặc những người xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục mối quan hệ đó…

Bên vợ và vợ bạn không có quyền thử ADN đứa bé mà nghi ngờ con của bạn, vấn đề này cần có sự tham gia của Tòa án. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp, nếu đứa con chung của bạn với người phụ nữ kia, đang vào độ tuổi chưa thành niên thì các cơ quan, tổ chức như: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có thể đưa ra yêu cầu đối với tòa án để xác định cha cho đứa trẻ.

Với tình hình hiện nay, bạn nên tự hòa giải ngay trong nội bộ gia đình bạn, bạn và vợ bạn đều đang khủng hoảng, hơn nữa nếu thực sự bạn đã có hành vi ngoại tình và gây ra những hậu quả như vậy thì lỗi là hoàn toàn do bạn. Pháp luật chỉ dựa vào những chứng cứ có thật để xác định hành vi vi phạm, và tùy vào mức độ mà truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt theo quy định. Để không làm tình hình thêm phức tạp hơn, bạn nên có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa trẻ nếu như xác định đó là con của mình, đồng thời có trách nhiệm đối với vợ và gia đình của mình.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.