-->

Luật sư tư vấn: mức lương bình quân để thực hiện tinh giảm biên chế theo luật mới

Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên,...

Hỏi: Hiện tại cơ quan em là đơn vị sự nghiệp, trong đợt xét tinh giảm biên chế có cô D thuộc diện Nghỉ hưu trước tuổi do chưa qua đào tạo, các thông tin cơ bản như sau:Ngày tháng năm sinh: 2.10.1970;Ngày tuyển dụng vào cơ quan: 10.5.1987;bậc lương 12/12, hưởng từ ngày 1.1.2007;Cô công tác liên tục tại nơi có phụ cấp khu vực 0.7;Hệ số lương: 2.98 phụ cấp vượt khung theo quyết định mới nhất là 21% tính từ ngày 1/1/2015. Theo các thông tin trên thì mức lương bình quân 5 năm của cô D để tính kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế theo quy định pháp luật được hướng dẫn thế nào? (Thu Minh - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại điều 8 Nghị định 108/2014 về chính sách tinh giảm biên chế như sau:

“ Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi:1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương...”.

Như bạn trình bày, thì cô của bạn, ngoài được hưởng chế độ là không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi thì cô của anh được hưởng các chế độ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 nêu trên.

Mức lương hưu hàng tháng được pháp luật quy định tại điều 52 Luật bảo hiểm năm 2006:

“ Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng:1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung”.

Theo quy định tại Điều 58 về mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau:

“ Điều 58. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu.2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu. Hiện nay có nghị định 152/2006/NĐ – Cp hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, tuy nhiên, không hướng dẫn bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Theo quy định của pháp luật, tới năm 2015 cô của anh được nghỉ hưu theo nghị định 108/2014, bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu là tiền bình quân tiền lương từ năm 2010 tới năm 2015 để tính lương hưu cho cô của anh.

Trách nhiệm tính lương hưu cho cô của anh thuộc trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm, anh có thể theo dõi dựa trên quy định của pháp luật để xem xét tính đúng đắn đối với hành vi của cơ quan bảo hiểm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.