-->

Luật sư tư vấn: đòi tiền lương khi không ký hợp đồng lao động

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về đòi tiền lương khi không ký hợp đồng lao động.

Hỏi: Tôi là kỹ sư xây dựng tôi làm việc cho một công ty xây dựng. Tôi làm việc ở công ty khoảng được 8 tháng, công ty có trừ bảo hiểm xã hội của tôi nhưng không đóng, công ty cũng không đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho tôi. Ngày 15/07/2016 sau khi nói chuyện với giám đốc công ty thì công ty cho tôi nghỉ việc, chỉ nói miệng với nhau, không báo trước, không có quyết định thôi việc, không được hưởng bất cứ khoảntrợ cấp nào. Công ty còn nợ lại tôi hai tháng rưỡi lương. Khi thôi việc tôi chỉ có bảng xác nhận lương cuối cùng giữa tôi và bộ phận thanh toán tiền lương của công ty. Sổ bảo hiểm xã hội của tôi công ty cũng chưa trả lại cho tôi. Tôi xin hỏi hồ sơ pháp lý của tôi như vậy có đủ căn cứ để khởi kiện đòi thanh toán tiền lương hay không cũng như việc sa thải tôi như vậy công ty có phải thanh toán khoảng kinh phí nào cho tôi hay tôi chỉ nhận được khoản tiền lương nào không? Nếu khởi kiện được thì thủ tục khởi kiện như thế nào? (Anh Phong - Hồ Chí Minh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết về việc bạn lao động tại công ty mà được coi gần như "không có hợp đồng lao động". Như vậy là có sai phạm ở đây, căn cứ quy định tai luật lao động 2012:

Khoản 1, Điều 18 và khoản 1, Điều 23 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định, trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Hơn nữa luật còn quy định như sau:

"Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động:1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói."

Trong hợp đồng lao động của anh đã có thảo thuận đây là hợp đồng không xác định thời hạn, có thỏa thuận về mức lương là 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên bảng lương ký nhận tiền với công ty hàng tháng anh không có bản nào. Công ty có trừ bảo hiểm xã hội của anh nhưng không đóng, cũng không đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, như vậy phát hiện thấy nhiều sai phạm về pháp luật lao động.

Đối chiếu theo quy định của luật bảo hiểm xã hội anh là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:

" Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên."

- Điều 134 Luật BHXH quy định các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH gồm: Không đóng; Đóng không đúng thời gian quy định; Đóng không đúng mức quy định; Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH.

Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra:

Theo khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 237 Bộ Luật lao động năm 2012, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật; Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động.

- Mức xử phạt vi phạm hành chính:

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tại khoản 1 Điều 5 có quy định:

"Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động..."

- Về việc chậm thanh toán tiền lương và quyết định sa thải không có căn cứ:

Nguyên tắc trả lương quy định trong luật lao động:

"Điều 96. Nguyên tắc trả lương:Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương."

- Quyết định sa thải

Quy định tại điều 126 bộ luật lao động.

"+ Việc sa thải đúng luật là Doanh nghiệp phải chứng minh được lỗi là của người lao động một cách khách quan, chính xác thông qua cuộc họp xử lý vi phạm pháp luật giữa người lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở. Biên bản cuộc họp này sẽ có chữ ký của người lao động vi phạm, công đoàn cơ sở, người đại diện doanh nghiệp.+ Quyết định sa thải phải rõ ràng, chi tiết cả về hình thức lẫn nội dung như căn cứ xét kỷ luật sa thải, ngày giờ ra quyết định, tên tuổi, chức vụ, người vi phạm, hành vi vi phạm… Sau khi sa thải, công ty bạn phải báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động."

-> Như vậy để khởi kiện người sử dụng lao động về hanh vi vi phạm về nguyên tắc anh cần chứng minh được có quan hệ lao động ở đây. Tồn tại quan hệ lao động thì sẽ kéo theo vi phạm và xử lý vi phạm. Hiện tại thủ tục khởi kiện anh căn cứ vảo những giấy tờ sau:

+ Mẫu đơn xin khởi kiện

+ Bảng xác nhận lương cuối cùng giữa anh và bộ phận thanh toán tiền lương của công ty. (khoảng hơn 30.000.000đ)

+ Những tin nhắn, email, cuộc gọi giữa 2 bên về việc chậm thanh toán lương.

+ Những giấy tờ khác nếu còn chứng minh quan hệ lao động giữa nh và công ty.

- Tòa án có thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.

-> Nếu như vụ việc của anh được tòa án thụ lý, sai phạm thuộc phía công ty thì trách nhiệm của họ quy định cụ thể tại :

Điều 42 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.