Pháp luật hiện hành chỉ quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường chi phí đào tạo mà không có quy định nào về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật hoặc sa thải thì phải bồi thường chi phí đào tạo.
Hỏi: Khi vào công ty làm việc, tôi được ký bản cam kết là sau khi đi đào tạo về sẽ phải làm việc cho công ty ít nhất 24 tháng và phải nộp bằng gốc đại học thì mới được nhận lương tháng đầu tiên. Trường hợp nếu phá bỏ cam kết thì phải chịu mức phạt và bồi thường cho công ty. Đến nay tôi vẫn chưa nhận lại bằng gốc đại học.Hiện tại tôi đang có con nhỏ không thể đi làm lại được mà vẫn chưa đến thời hạn 24 tháng. Nếu công ty sa thải tôi thì tôi có phải chịu mức phạt hay bồi thường gì không? (Hà Anh - Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật lao động công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
- Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụcủa người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau: "1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."
Như vậy, rõ ràng pháp luật hiện hành chỉ quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường chi phí đào tạo mà không có quy định nào về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật hoặc sa thải thì phải bồi thường chi phí đào tạo. Do vậy, việc có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng đào tạo mà các bên đã thỏa thuận.
- Điều 62 Bộ luật lao động 2012 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:"1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Nghề đào tạo; b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; c) Chi phí đào tạo; d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài."
Như vậy, nếu như chị đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật thì chị vẫn phải bồi thường các chi phí đào tạo và chịu các mức phạt trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên nếu như công ty sa thải chị thì trong trường hợp này chị không phải bồi thường chi phí đào tạo mặc dù chưa làm hết thời gian theo như cam kết trong hợp đồng. Nhưng chị có cung cấp thông tin rằng hiện tại đang nuôi con nhỏ, nếu như cháu dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động sẽ không được quyền sa thải theo quy định tại điểm d khoản 4 điều 123 Bộ luật lao động 2012 như sau: "4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi".
Bên cạnh đó, ở đây chị có quyền yêu cầu công ty trả lại bằng gốc cho mình vì công ty đang làm trái với quy định của pháp luật. Nếu công ty không trả, chị có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật theo Điều 20 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau: "1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động".
Theo đó, thì việc công ty giữ bằng của chị là trái với quy định của pháp luật. Chị có thể lấy lại bằng đại học của mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận