-->

Lựa chọn công ty TNHH hay công ty cổ phần?

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần là 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp 2014 không khẳng định loại hình doanh nghiệp nào là tối ưu nhất và phù hợp nhất với mọi nhà đầu tư. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc trưng cũng như ưu – nhược điểm riêng và sẽ đem lại cho chủ đầu tư những lợi thế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực của mỗi chủ đầu tư như: khả năng huy động vốn và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, tổ chức quản lý và chi phí hoạt động…

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, khái quát về công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần là 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến hoạt động tại Việt Nam. Đối vớicông ty TNHH được tổ chức dưới 2 hình thức là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH từ 2 đến 50 thành viên (sau đây gọilà công ty TNHH 2 thành viên trở lên).Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần khi thành lập đều có tư cách pháp nhân nhưng giữa chúng lại tồn tại nhiềuđiểm khác biệt. Chính những điểm khác biệt này đã tạo nên đặc trưng cũng như ưu, nhược điểm riêng cho từng loại hình.


(i) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốnthành lập và mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vivốn góp của mình. Cần lưu ý thành viên của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp vừa mang tính đối vốn, vừa mang tính đối nhân. Điều này có nghĩa là vốn gópkhông phải là sợi dây liên kết duy nhất giữa các thành viên công ty TNHH mà họ còn liên kết nhau bởi mối quan hệ thân quen vìthành viên công ty TNHH thường là những người đã quen biết nhau, tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau góp vốn thành lập công ty. Vìvậy, việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

(ii) Thành viên công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông công ty cổ phần cũng có thể là tổ chức hoặc cá nhân tương tự như côngty TNHH. Tuy nhiên công ty cổ phần bắt buộc phải có ít nhất 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Điều này xuất phát từviệc công ty cổ phần là một công ty đối vốn, số lượng cổ đông càng nhiều thì mức vốn huy động càng cao, đây được xem là ưuđiểm nổi trội của công ty cổ phần so với công ty TNHH. Tuy nhiên chính vì tính chất đối vốn nên quyền quyết định và giải quyếtcác vấn đề trong công ty đều dựa trên tỉ lệ vốn góp của mỗi cổ đông, do đó vấn đề quản lý, điều hành công ty cổ phần hết sứcphức tạp đặc biệt là đối với người nắm quyền quản trị công ty.

Thứ ba, về cơ cấu tổ chức

(i) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công tyTNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểmsoát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởngban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diệntheo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
(ii) Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đối với công ty cổ phần có trên 11cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trịhoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty.
Khi quy mô công ty cổ phần nhỏ, số lượng cổ đông ít, thường không có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trựctiếp, mà các cổ đông thường đồng thời là người điều hành công ty, (http://sunlaw.com.vn/) tức là Đại hội đồng cổ đông sẽ đồngthời là thành viên của Hội đồng quản trị.
Đối với công ty quy mô lớn hơn, số lượng cổ đông nhiều hơn, việc điều hành và quản lý công ty trở nên phức tạp và do đó, cần cómột đội ngũ quản trị chuyên nghiệp. Từ đây, người điều hành trực tiếp công ty có thể không đồng thời là chủ sở hữu công ty.
Chính vì sự phức tạp trong quá trình quản lý công ty; quan hệ giữa các cổ đông và cần minh bạch mối quan hệ giữa chủ sở hữu -người điều hành trực tiếp công ty cổ phần mà Ban kiểm soát được thành lập.
Lưu ý rằng đối với cả 2 loại hình công ty này, người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợpvắng mặt trên 30 ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiệncác quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Thứ tư, về vốn và khả năng huy động, chuyển nhượng vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần còn vốn của công ty TNHH không đượcchia ra thành từng phần mà tính theo tỉ lệ phần trăm vốn góp của từng thành viên.Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao hơn nhiều so với công ty TNHH hữu hạn thông qua việc phát hành cổ phần racông chúng dưới dạng chứng khoán hoặc phát hành trong nội bộ công ty. Chính vì vậy cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sứclinh hoạt. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng xem là một điểm mạnh đồng thời cũng là điểm yếu của công ty cổ phần. Mộtmặt sẽ giúp công ty huy động được nguồn vốn lớn, mặt khác giá cổ phiếu sẽ được niêm yết trên sàn, giá cổ phiếu phần nào phảnánh được tình hình kinh doanh của công ty một cách chân thật đến công chúng.
Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Phải chào bánphần vốn góp cho các thành viên trong công ty trước, nếu công ty hoặc các thành viên của công ty không mua hoặc mua khônghết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán, thì mới được chào bán ra bên ngoài. Việc chuyển nhượng vốn chỉ được thực hiệnkhi có sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 75% số vốn điều lệ của công ty. Quy định này đã hạn chế được sựthâm nhập của người ngoài vào công ty nên hoạt động của công ty TNHH cũng như các bí mật kinh doanh của công ty được bảomật ở mức độ cao, điều này cũng thể hiện rõ tính chất đối nhân của loại hình này.
Trong khi đó, các cổ đông công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình,trừ 02 trường hợp:

(i) Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

(ii)Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.


Phạm vi chịu trách nhiệm được xem là yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi lựa chọn hình thức thành lập doanhnghiệp bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ khi hoạt động kinh doanh của công ty gặp rủi ro.
Phạm vi chịu trách nhiệm của thành viên công ty TNHH và cổ đông công ty cổ phần đều mang tính “hữu hạn”. Như đã nói ở trên,thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Tương tự, cổ đông công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty chođến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Điều này có nghĩa, nếu nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty lớn hơn khoản mà cácthành viên đã cam kết góp vào thì họ không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm đối với khoản chênh lệch giữa phần nợ và phầnvốn đã góp

Luật gia Nguyễn Thị Bích Phượng - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198,tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].