-->

Lao động nữ vừa hưởng xong chế độ thai sản, có được hưởng thêm chế độ nghỉ dưỡng sức không?

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh là quyền lợi mà lao động nữ sau khi sinh có thể được hưởng căn cứ vào tình trạng sức khỏe.

Hỏi: Công ty chúng tôi có một công nhân sinh mổ đến ngày 13/092016 là hết thời gian nghỉ thai sản Tôi đã làm hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho công nhân này 07 ngày từ ngày (14/092016 đến ngày 20/09/2016nhưng bị bên cơ quan bảo hiểm trả lại hồ sơ với lý do: "Vừa hết thời gian nghỉ sinh chưa đi làm ngày nào đã nghỉ dưỡng sức là không đúng". Vậy Luật sư cho tôi hỏi sau khi hết thời gian nghỉ sinh người lao động phải đi làm bao nhiêu ngày thì mới được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức ? (Chu Đức - Thái Nguyên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật BHXH hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong 1 năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Đối với trường hợp của công ty anh (chị) thì: Thứ nhất: nghĩ dưỡng sức sau khi sinh là quyền lợi mà lao động nữ sau khi sinh có thể được hưởng căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình mà không liên quan đến việc đã nghỉ đủ thời gian theo quy định tại điều 31 luật này hay chưa. Có nghĩa là trong thời gian 60 ngày kể từ thời điểm lao động đó trở lại làm việc sau khi nghỉ chế độ thai sản mà còn thấy yếu thì được nghỉ dưỡng sức sau sinh. Thứ hai: việc cơ quan bảo hiểm trả lại hồ sơ với lý do "Vừa hết thời gian nghỉ sinh chưa đi làm ngày nào đã nghỉ dưỡng sức là không đúng" là đúng theo quy định của pháp luật. Vì để được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh thì lao động nữ sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản phải đi làm trở lại và trong vòng 60 ngày nếu còn thấy yếu, cần phải dưỡng sức thì mới được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.