-->

Lao động nữ muốn nghỉ việc sớm khi đang mang thai làm như nào?

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động...

Hỏi: Hiện nay vợ em là điều dưỡng làm ở bệnh việc thuộc tỉnh, đã vào biên chế. Trước đây vợ em được phân công làm tại khoa lao thời gian làm việc như quy định của nhà nước. Sau đó vợ em có bầu được 4 tháng thì phải chuyển theo qui định và được điều về làm ở khoa cấp cứu. Do tính chất ớ khoa cấp cứu nên thời gian làm nhiều kể cả thứ 7 và chủ nhật ( bất đầu thứ 2 làm từ 6h sáng đến 6h tối, thứ 3 bắt đầu làm từ 6h tối cho đến 7h sáng ngày hôm sau, cứ xoay lịch như thế. một tuần làm đúng 60 tiếng, thời gian được ra trực phải canh điên thoại 24/24 nếu chuyển bệnh là phải đi liền) vì sức khỏe và có bầu, nên vợ em có yêu cầu chuyển khoa trước tết, nhưng không được giải quyết. Vậy cho em hỏi đơn vị vợ em làm có vi phạm luật lao động không? Nếu có thì em phải đến cơ quan nào để được giải quyết? (Nguyễn Diệu Linh - Bắc Giang)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Đối với lao động nữ trong thời gian mang thai thì được hưởng các chế độ theo quy định tại điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: “Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: 1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.

Và tại Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012: “1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây: a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. 3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. 4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động”.

Theo căn cứ trên, vợ anh khi mang thai tháng thứ 04 chỉ được hưởng chế độ đối với việc đi khám thai theo quy định tại điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và vẫn có thể bị điều động làm việc vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu không muốn làm việc ở thời điểm hiện thì vợ anh có thể:

Thứ nhất, tạm hoãn hợp đồng nếu có chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định tại điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP: "1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. 2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. 3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động". Thời gian tạm hoãn ít nhất bằng chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh và 2 bên có thể thỏa thuận thêm về thời hạn này. Khi này, vợ anh cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn xin tạm hoãn hợp đồng lao động; Xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Thứ hai, thỏa thuận xin nghỉ việc không hưởng lương với thủ trưởng đơn vị đang công tác theo từng giai đoạn làm việc.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.