Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Hỏi: Vợ chồng tôi làm nhà trên đất của bố mẹ chồng. Sổ đỏ hiện nay cũng mang tên ông bà. Chúng tôi xây nhà kiên cố trên mảnh đất đó. Hiện nay tôi muốn ly hôn vợ nên bố mẹ chồng đòi lại đất và nói họ không có tiền mua nhà của tôi. Nhờ Luật sư tư vấn,tôi có được bồi thường tiền nhà không? Họ có quyền đuổi tôi ra khỏi đất của họ không? (Thanh Hương - Hà Nội)
Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thìvợ chồng bạnlàm nhà trên đất của bố mẹ chồng, sổ đỏ hiện nay cũng mang tên ông bà. Vợ chồng bạnxây nhà kiên cố trên mảnh đất đó. Hiện nay bạnmuốn ly hôn vợ nên bố mẹ bạnđòi lại đất và nói họ không có tiền mua nhà của bạn.
- Xác định tài sản chung của vợ chồng.
Điều 61Luật hôn nhân gia đình năm 2014quy định vềchia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình như sau:
1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này."
Mặt khác, tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013có quy định“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtlà chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”
Hiện tại, bố mẹbạn vẫnđang là người đứng tên trên sổ đỏ. Vì vậy, theo quy định trên thì bố chồng bạn là chủ sử dụnghợp pháp phần diện tích đất mà bố chồng bạn đang đứng tên.Tuy nhiên, ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng bạn. Để chứng minh đây không phải tài sản đứng tên bố mẹ bạn, bạn cần phải đăng ký quyền sở hữu nhà. Đương nhiên khi đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà, bạnphải có văn bản đồng ý của bố mẹvề việc chobạn được xây dựng ngôi nhà trên thửa đất của bố mẹ.
Như vậy, nếu bố mẹ chồng đòi lại miếng đất đó, thì quyền sở hữu nhà vẫn thuộc về vợ chồng bạn, vợ chồng bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ngôi nhàđó.Để bảo vệ lợi íchhài hòa lợi ích của các bên, vợ chồngbạn nên tự thương lượng với bố mẹđể giải quyết mâu thuẫn trong gia đình. Có thể làthỏa thuận với bố mẹvề việc tặng cho/chuyển nhượng phần thửa đất mà bạn đã xây nhà sang cho vợ chồng bạn; hoặc nếu bố mẹbạn lấy lại toàn bộ thửa đất thì có thể sử dụng luôn ngôi nhà đồng thời thanh toán cho vợ chồng bạnmột khoản tiền hợp lý...
Trong trường hợp phải đưa ra tòa án để giải quyết thì bạn cần cung cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà để Tòa án xem xét giải quyết lợi ích cho vợ chồng bạn.
- Phân chia tài sản sau ly hôn.
Sau khi xác định đượctài sản chung của vợ chồng (kể cả trong trường hợp đó làkhoản tiền bồi thường)thì việc chia tài sản chung sau ly hôn được tiến hành theo điều 59Luật hôn nhân gia đình 2014:
"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận