-->

Kinh doanh lưu trú du lịch, cần những điều kiện gì?

Cá nhân, tổ chức kinh doanh lưu trú du lịch (nhà nghỉ du lịch, khách sạn) cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định theo Luật Du lịch năm 2005, các quy định chi tiết hướng dẫn thi hành tại Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL.

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn chi tiết về điều kiện để kinh doanh lưu trú du lịch.

Hiện nay, tôi muốn mở nhà nghỉ để cho khách du lịch nghỉ mát. Thì cần chuẩn bị những điều kiện gì, đăng ký ở đâu?(Trần Văn Nam - Hải Phòng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư Nguyễn Minh Hải - Trưởng phòng Dân sự - Thương mại của Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch theo Luật Du lịch.

Luật Du lịch năm 2005 quy định về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch(nói chung), như sau:

"Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Các điều kiện chung bao gồm:a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;b) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;

2. Các điều kiện cụ thể bao gồm:a) Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; b) Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;c) Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch”(Điều 64).

Thứ hai, những quy định chi tiết về kinh doanh lưu trú du lịch tại văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch.

Nghị định số 92/2007/NĐ-CP (đượcsửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 180/2013/NĐ-CP), hướng dẫn Luật Du lịch năm 2005:

“Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: a) Khách sạn; b) Làng du lịch; c) Biệt thự du lịch; d) Căn hộ du lịch; đ) Bãi cắm trại du lịch; e) Nhà nghỉ du lịch; g) Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; h) Các cơ sở lưu trú du lịch khác”(khoản 1 Điều 17)

“Điều kiện chung kinh doanh lưu trú du lịch:

1. Cơ sở lưu trú du lịch không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý, không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia; phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và các cơ quan liên quan quy định cụ thể khoảng cách này.

2. Cơ sở lưu trú có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định”(Điều 18).

Như vậy, nếu muốn kinh doanh lưu trú du lịch (nhà nghỉ du lịch, khách sạn), cá nhân, tổ chứccần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 64 Luật Du lịch năm 2005, Điều 18 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, quý Vị có thể tham khảo thêm thông tin trong Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch (nêu trên).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.