Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:
Theo Khoản 2,Điều 15, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:Quyền của người lao động "2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc".
Theo Điểm c, Khoản 1,Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:Trách nhiệm của người sử dụng lao động: "1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc".
Theo Khoản 4,Điều 7, Nghị định số152/2006/NĐ-CPHướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hộivề bảo hiểm xã hội bắt buộc: "Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, bao gồm: a) Cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động; b) Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định".
Theo Khoản 1,Điều 17,Nghị định số 47/2010/NĐ-CP Quy định về hành vi vi phạm kỷ luật lao động:Vi phạm những quy định khác: "1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây: a) Không khai báo việc sử dụng lao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; b) Không lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định; c) Không trả lại sổ lao động cho người lao động trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động".
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng giữa anh (chị) với công ty A thì công ty A có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho anh (chị) theo Điểm c, Khoản 1,Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Theo thông tin mà anh (chị) đã cung cấp thì Công ty A không trả sổ bảo hiểm cho anh (chị) đã vi phạm điều cấm theo quy định tạiKhoản 4,Điều 7, Nghị định số152/2006/NĐ-CPHướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hộivề bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội của công ty Asẽ bị phạt tiền từ300.000 đồng đến 1.000.000 đồng theoKhoản 1,Điều 17,Nghị định số 47/2010/NĐ-CP Quy định về hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận