Nếu như chứng minh được anh A là trung gian trong việc mua bán giữa gia đình bạn và anh B (việc chứng minh thể hiện qua hợp đồng giữa bạn với anh A, giữa anh A và anh B; không có hợp đồng có thể nhờ anh B làm chứng trong quan hệ này).
Hỏi: Gia đình tôi có bán mía cho anh A là “cò mua mía”, và chồng tôi có nhận tiền cọc của anh này là 15 triệu đồng. Và chồng tôi có kí nhận vào một tờ giấy nhỏ với nội dung như sau: "Tôi tên..... có nhận của anh.... số tiền đặt cọc là 15 triệu đồng. Sau đó kí tên". Đến khi bán mía xong và tính tiền với người chủ B của anh A này thì đã trừ đi phần tiền cọc (vì lúc trừ không có mặt của anh A). Đến 2 hôm sau anh A quay lại đòi chồng tôi trả lại số tiền đã nhận cọc và mang miếng giấy đó ra làm bằng chứng. Gia đình tôi không đồng ý, nên anh A này nói sẽ thưa ra tòa. Tôi muốn hỏi nếu thưa ra tòa thì chồng tôi có bị tội gì không? Và gia đình tôi có phải bồi thường gì không? (Thu Quỳnh - Hà Nội)
Với thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi chia làm 2 trường hợp:
Thứ nhất, gia đình bạnvà anh B có giao dịch hợp đồng với nhau, anh B là trung gian việc mua bán.
Nếu như chứng minh được anh A là trung gian trong việc mua bán giữa gia đình bạn và anh B (việc chứng minh thể hiện qua hợp đồng giữa bạn với anh A, giữa anh A và anh B; không có hợp đồng có thể nhờ anh B làm chứng trong quan hệ này). Khi này, gia đình bạn không có nghĩa vụ phải trả tiền cho anh A vì số tiền này đã được trừ khi gia đình bạn nhận tiền bán với anh B.
Thứ hai, có 2 giao dịch riêng rẽ với nhau, gia đình bạnvà B có giao dịch mua bán với nhau đồng thời gia đình chị cũng có hợp đồng đặt cọcvới anh A (bán mía).
Nếu không chứng minh được anh A là trung gian trong giao dịch mua bán, khi này sẽ tồn tại 2 giao dịch riêng rẽ với nhau. Khi này, anh A có quyền đòi lại số tiền đã đưa cho gia đình bạn (vì gia đình bạn không bán mía cho anh A). Vì vậy,anh A có quyền khởi kiện yêu cầu gia đình bạn hoàn trả tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Vì đây là giao dịch dân sự, nên gia đình bạn chỉ có nghĩa vụ trả nợ, không phát sinh trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Việc gia đình bạn không bán mía cho anh A khi anh A đã giao tiền cho gia đình bạn là hành vi hủy bỏ hợp đồng dân sự quy định tại điều 425 Bộ luật dân sự 2005:
“Điều 425.
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại”.
Do đó, gia đình bạn sẽ phải trả lại tiền cho anh A theo quy định tại điểm 3 điều này. Ngoài ra, nếu anh A chứng minh được việc không mua được mía của gia đình bạn dẫn đến thiệt hại thực tế phát sinh (trong giao dịch mua bán với chủ thể khác,…) thì gia đình bạn sẽ phải bồi thường cả thiệt hại thực tế này theo quy định tại điểm 4 điều này.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận