-->

Không trả lãi phát sinh khi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán

Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Hỏi: Tôi có mua mộtchiếc điện thoại trả gópngân hàng home credit trong 6 tháng mỗi tháng là 648.000đ. Đến tháng thứ 3 do điều kiện kinh tế nên tôi không hoàn trả tiếp tục được. Ngân hàng có gọi điện nhắc nhở và tôi bị chậm nên phát sinh lãi, cuối cùng tôi đã thanh toán hết số tiền gốc còn lại. Nhưng còn tiền lãi tôi không thanh toán nữa. Vì tôi cứ nghĩ là không phát sinh lãi nữa. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp của tôi có bị xử lý không ạ? (Đỗ Dũng - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ theo Điều 461 BLDS 2005 :

"Điều 461. Mua trả chậm, trả dần

1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Theo đó trường hợp anh (chị)với phía ngân hàng đã thỏa thuận việc trả chậm kì hạn sẽ phát sinh lãi thìanh (chị)nghĩa vụ phải trả lãi cho ngân hàng. Nếuanh (chị)không trả thì phía ngân hàng có quyền khởi kiện ra TAND yêu cầuanh (chị)thực hiện nghĩa vụ trả lãi này, trường hợp chưa có thỏa thuận gì về việc phát sinh lãi thì yêu cầu đòi lãi của ngân hàng là không có cơ sở pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.