-->

Hợp đồng ký mua bán hàng hóa với chi nhánh có giá trị pháp lý không?

Hợp đồng ký mua bán hàng hóa với chi nhánh có giá trị pháp lý.

Hỏi: Công ty chúng tôi đang ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty A (chủ đầu tư - có giấy chứng nhận đầu tư số...). Tuy nhiện công ty A mới thành lập chi nhánh và chi nhánh có đề nghị ký hợp đồng mua ban hàng hóa trực tiếp với công ty chúng tôi ( thay cho chủ đầu tư). Vậy cho tôi hỏi: Công ty chúng tôi có được phép ký hợp đồng trực tiếp với chi nhánh không? (Đỗ Vũ Nam - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 100, quy định: "Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân".

"Khoản 2 Điều 37 quy định: "Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh".

Như vậy,theo qui định tại Luật doanh nghiệp, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có vốn riêng, không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, về mặt kinh doanh, chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Điều này có thể hiểu là giám đốc công ty có thể ủy quyền cho giám đốc chi nhánh trực tiếp ký hợp đồng kinh doanh với khách hàng và thực hiện nội dung hợp đồng. Hay nói cách khác, những nội dung anh thắc mắc có thể nói là “hợp pháp” – nếu có sự ủy quyền hợp pháp của giám đốc công ty. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm là nếu sau này vì lý do gì đó, mà chi nhánh vi phạm hợp đồng đã ký với khách hàng và xảy ra tranh chấp, kiện tụng – thì khi đó công ty vẫn phải đứng ra chịu trách nhiệm.

Bởi vậy, khi khách hàng muốn kí kết hợp đồng với chi nhánh, để “chắc ăn” hơn, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu khách hàng ký hợp đồng với chi nhánh thì cần có giấy tờ ủy quyền hợp lệ của công ty cho giám đốc chi nhánh để tránh những rủi ro khi xảy ra tranh chấp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.