Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, những điểm mới của Luật 2017

Trợ giúp pháp lý của Luật sư là một hoạt động pháp lý mang ý nghĩa rất nhân văn, vừa thể hiện quyền và nghĩa vụ của những người hành nghề Luật sư trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa, bình đẳng và dân chủ văn minh.

Xác định rõ ý nghĩa quan trọng của hoạt động trợ giúp pháp lý đối với người dân, các quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý đã được sửa đổi, cân nhắc kỹ càng hơn để đảm bảo sự tương thích với tình hình kinh tế - văn hóa xã hội đang biến động từng ngày tại Luật trợ giúp pháp lý năm 2017.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật - Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Trước
khi có Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 được ban hành với mục tiêu trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn trong lĩnh vực pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là luật sư,các tổ chức hành nghề luật sư có thể hoạt động trợ giúp theo 03 ba hình thức: (i) thực hiện trợ giúp pháp lý theo nghĩa vụ được quy định theo pháp luật về luật sư; (ii) thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý ; và (iii) thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư tham gia trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

Tuy nhiên, Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đã bộc lộ nhiều hạn chế không phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đối tượng cần trợ giúp pháp lý nhiều mà hoạt động trợ giúp pháp lý lại bị cản trở, khiến hiệu quả của việc trợ giúp pháp lý bị giảm đi nhiều.

Thứ nhất, những bất cập của Luật trợ giúp pháp lý năm 2006
.

Thứ nhất, chưa có quy định cụ thể về chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút được các tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư có kinh nghiệp và uy tín tham gia trợ giúp pháp lý nên việc huy động các nguồn lực tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý còn rất hạn chế (chỉ mới 10,7% tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; 12,1% luật sư đăng ký cộng tác viên trợ giúp pháp lý).

Thứ hai, hiệu quả tham gia thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp của tổ chức luật sư và luật sư cũng còn chưa cao. Số lượng vụ việc thực hiện còn khiêm tốn, chủ yếu là các vụ việc tư vấn pháp luật, nhiều tổ chức đăng ký tham gia nhưng chưa thực hiện vụ việc. Một số vụ việc trợ giúp pháp lý chất lượng còn hạn chế, một số luật sư khi tham gia trợ giúp pháp lý chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc, không tham gia đầy đủ các giai đoạn tố tụng, có trường hợp khi ra Tòa chỉ đưa ra các tình tiết giảm nhẹ mà không có lập luận hoặc chứng cứ cụ thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợp ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Trên quan điểm riêng, tôi nhận thấy còn một hạn chế nữa, cản trở rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý: đó là sự kết hợp giữa tổ chức hành nghề luật sư, luật sư với các cơ quan tố tụng. Sự phối hợp mang tính hình thức và chưa không mấy mặn mà giữa cơ quan tố tụng và người trợ giúp viên là một trong những nguyên nhân khiến công việc trợ giúp trở nên kém hiệu quả.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên xuất phát từ:

- Thứ nhất, chưa có cơ chế vinh danh, khen thưởng phù hợp với các tổ chức/cá nhân hành nghề luật sư, luật sư khi tham gia trợ giúp pháp lý, đặc biệt là các cá nhân/tổ chức chủ động thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí. Bên cạnh đó, quy chế về thù lao, chi phí cũng như chế độ trợ cấp cho luật sư còn thấp, thủ tục thanh toán phức tạp nên chưa thu hút được các luật sư có kinh nghiệm, uy tín. Hoạt động chi trả chi phí trợ giúp pháp lý cho luật sư dựa vào quỹ trợ giúp pháp lý được đóng góp từ các tổ chức, cá nhân mà không phải từ một nguồn tài chính ổn định.

- Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư cộng tác viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý. Hầu hết các trợ giúp viên pháp lý là những người chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như kiến thức, vì vậy hoạt động trợ giúp pháp lý không đạt hiệu quả cao.

- Thứ ba, chưa có cơ chế kết nối chung giữa tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nước với hoạt động hành nghề luật sư, cụ thể là hoạt động trợ giúp pháp lý do Nhà nước trả tiền với hoạt động trợ giúp pháp lý nghĩa vụ 08 giờ/năm (không nhận bất cứ khoản tiền nào) nên chưa phát huy được hiệu quả, chưa tận dụng được lực lượng đội ngũ luật sư đông đảo tham gia vào công tác trợ giúp pháp lý.

Với mục tiêu hoạt động này sẽ được thực hiện hiệu quả hơn, thiết thực hơn, đúng với ý nghĩa là hoạt động “trợ giúp” những đối tượng khó khăn trong xã hội. Tiếp thu những ý kiến đóng góp trong hoạt động trợ giúp pháp lý ngày 20/06/2017 Quốc hội đã thống nhất ban hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) với những điểm đổi mới, tiến bộ rõ rệt:

Hai là, những điểm mới cơ bản của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017.


- Về trách nhiệm của Nhà nước:

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 tuy đều quy định “Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước” tuy nhiên đến văn bản Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã quy định cụ thể hơn điều này, thể hiện ở chỗ Nhà nước có trách nhiệm bố trí ngân sách cho hoạt động này. Đây là cơ sở để các trợ giúp viên pháp lý có điều kiện tốt hơn khi thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Về đối tượng được trợ giúp pháp lý:

Số lượng nhóm đối tượng được nhận trợ giúp pháp lý đã tăng từ 04 nhóm đối tượng (Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006) tăng lên đến 14 nhóm đối tượng (Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017). Cụ thể, Luật mới đã bổ sung các nhóm đối tượng sau: (i) Người có công với cách mạng; (ii) người thuộc hộ nghèo; (iii) trẻ em (theo Luật trẻ em 2016); (iv) người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (v) người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; (vi) người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; (vii) người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; (viii) người nhiễm chất độc da cam; (ix) người cao tuổi; (x) người khuyết tật; (xi) người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; (xii) nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; (xiii) nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; (xiv) người nhiễm HIV. Sự thay đổi này thực sự cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội hiện đại, cũng là sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người có công, trẻ em, các hoàn cảnh khó khăn.

- Về tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý:

M
ột điểm mới quan trọng trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 là điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý bên cạnh việc đảm bảo điều kiện sức khỏe, đạo đức, trình độ cử nhân luật, thì còn phải đáp ứng điều kiện: “Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý ”; Quy định về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của trợ giúp viên pháp lý trong Luật Trợ giúp pháp lý 2017 đã được nâng lên tương đương với tiêu chuẩn của Luật sư theo Luật Luật sư. Điều này là hết sức cần thiết, chất lượng chuyên môn của trợ giúp viên sẽ quyết định đến chất lượng, sự chuyên nghiệp cũng như hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Về hình thức trợ giúp pháp lý:

Được đánh giá là một ưu điểm so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, không còn 3 phương thức trợ giúp pháp lý nữa mà Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã ghi nhận hai hình thức trợ giúp pháp lý là hợp đồng trợ giúp pháp lý giữa tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan nhà nước, hình thức còn lại là tổ chức chủ động đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Đối với hình thức ký hợp đồng trợ giúp pháp lý, thì tổ chức trợ giúp pháp lý có quyền được Nhà nước chi trả thù lao và chi phí trợ giúp pháp lý, trường hợp tổ chức chủ động đăng ký tham gia Trợ giúp pháp lý được đánh giá là mang tính chất thiện nguyện hơn và hầu như miễn phí. Thiết nghĩ đây cũng là việc nên làm, luật sư, các tổ chức, cá nhân hành nghề luật nên chủ động thực hiện những hoạt động này, vừa là nghĩa vụ với xã hội, cũng là quyền lợi, đồng thời mang giá trị nhân văn rất lớn, không những có tác dụng phổ biến luật pháp sâu rộng vào đời sống nhân dân, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền, tuyên truyền phổ biến để người dân sống và làm việc theo pháp luật.

- Về sự phối hợp của các cơ quan nhà nước:

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã thắt chặt hơn khi quy định trách nhiệm của Sở Tư pháp tại địa phương thực hiện quản lý nhà nước trong việc lựa chọn tổ chức trợ giúp pháp lý; UBND cấp tỉnh chủ động trong việc giải thể, chia tách, thành lập các cơ sở chi nhánh Trợ giúp pháp lý phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương. Bên cạnh đó, các cơ quan tố tụng có nghĩa vụ phải đồng thời phối hợp tạo điều kiện, hỗ trợ để các cá nhân/tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và hoàn thành quá trình trợ giúp pháp lý cho những đối tượng khó khăn.

Thiết nghĩ, cộng đồng Luật sư nói chung và những trợ giúp viên nói riêng nên nhìn nhận hoạt động trợ giúp pháp lý không đơn thuần chỉ là nghĩa vụ đối với xã hội, mà còn là quyền lợi của những người hành nghề luật, quyền lợi được đem hiểu biết pháp luật của mình để giúp đỡ người dân khó khăn, nâng cao thái độ cũng như tinh thần, trách nhiệm khi trợ giúp pháp lý, để việc trợ giúp pháp lý mang đúng nghĩa là hành động tương trợ - một nghĩa cử cao đẹp.

Bài viết có sử dụng một số nội dung từ bài viết “Luật sư trong tiến trình đổi mới công tác trợ giúp pháp lý” của tác giả Thanh Trịnh trên trang Trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp (http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/luat-su-trong-tien-trinh-doi-moi-cong-tac-tro-giup-phap-ly).

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].