Khi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Người sử dụng lao động không được giiữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Hỏi: Tôi là quản lý nhân sự của một bệnh viện tư nhân. Do nhu cầu cần giữ chân lao động, tôi có yêu cầu các bác sĩ, y tá khi ký hợp đồng lao động phải nộp hồ sơ bản chính bằng đại học, bằng cao đẳng chuyên ngành y. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi làm như vậy có trái theo quy định của pháp luật không? Nếu vi phạm thì có thể bị xử lý như thế nào? (Nguyễn Giang – Hà Nội)
Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động".
Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (mục 2) quy định như sau:“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này".
Theo quy định tại điều này, hành vi giữ bản chính các văn bằng chứng chỉ của người lao động là hành vi mà pháp luật cấm người sử dụng lao động thực hiện. Việc công ty anh (chị) giữ bản chính bằng đại học, bằng cao đẳng của người lao động là hành vi vi phạm pháp luật về lao động. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (mục 2).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận