-->

Giải quyết chia tài sản chung khi sống chung với nhau

Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự:1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.Cá nhân, cơ quan...

Hỏi: Tôi có người anh ruột. Có con ngoài giá thú với người phụ nữ, lúc thời gian anh tôi qua Lào làm ăn, nhưng sau này tôi và gia đình tìm hiểu thì được biết, cô ta đã từng có gia đình trước đó, chưa làm giấy tờ ly dị (được biết là chỉ giận nhau rồi xé giấy kết hôn) qua Lào làm ăn thì gặp anh trai tôi, có với nhau hai đứa con nhưng thời gian sống với nhau thì anh tôi nghi ngờ đứa con đầu tiên không phải con anh. Trong thời gian ở với nhau thì tài sản mỗi bên tự làm tự ăn không liên quan đến nhau, anh tôi dành dụm về Việt Nam làm một căn nhà, thì bây giờ bên người phụ nữ đó làm đơn kiện lên xã Lộc Bổn (Thừa Thiên Huế) là tại sao lại làm giấy tờ độc thân để anh mua nhà riêng, và kèm theo giấy khai sinh của hai đứa con có tên cha (nhưng được biết là anh chưa bao giờ về đứng ra làm giấy khai sinh, tất cả là do bên ngoại tự làm). Vậy xin cho tôi hỏi nếu như kiện ra toà thì căn nhà đó có chia cho hai đứa kia và người phụ nữ trên không? (Trần Yến - Huế)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, nếu người phụ nữ có quan hệ với anh của chị bên Lào khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh bạn phải chia tài sản là căn nhà đó thì người phụ nữ đó cần phải chứng minh được số tiền mà anh bạn dùng để mua nhà là số tiền từ tài sản chung của hai người.Với những tài liệu, những chứng cứ mà người phụ nữ kia đưa ra, cùng với những chứng cứ mà anh chị đưa ra thì Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của người phụ nữ kia. Nếu người phụ nữa kia không chứng minh được số tiền mà anh của chị dùng để mua nhà có nguồn gốc là tài sản chung thì căn nhà đó không phải chia.Bởi quan hệ giữa hai người này không phải quan hệ vợ chồng hợp pháp, nên nếu có yêu cầu chia tài sản thì Tòa án chỉ tiến hành chia tài sản chungtheo BLDS 2005 và đương sự có quyền và nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình là cócăncứ pháp lí.

Theo quy định tại điều 6 BLTTDS 2004 quy định về cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự:“Điều6.Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự:1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.

Còn về hai đứa con của anh chị, nếu muốn yêu cầu anh của chị chia cho căn nhà thì cũng phải chứng minh như đã trình bày trên. Nếu không có yêu cầu hoặc không chứng minh được thì căn nhà đó cũng không phải chia cho hai người đó.

Về trách nhiệm của anh của chị trước Tòa, theo như chị trình bày thì tại Lào hai người tự làm tự ăn mà không có bất kỳ một khoản tiền chung nào, và số tiền mua nhà là tiền tích góp của anh. Thêm nữa, người phụ nữ kia không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ thì anh chị sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì trước Tòa.

Thứ hai, về vấn đề mặc dù anh bạn có tên trên hai giấy khai sinh của hai đứa con.Đối với đứa con thứ nhất, vì anh bạn nghi đó không phải là con của mình, nên anh của chị có quyền và nghĩa vụ chứng minh người đó không phải con của mình bằng các chứng cứ có thể như xét nghiệm ADN,...Theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:“2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.Với đứa con thứ hai, mới 17 tuổi thì anh của chị vẫn có trách nhiệm cấp dưỡng nếu không trực tiếp nuôi hoặc nuôi dưỡng người này tới khi người này có đủ khả năng tự nuôi sống bản thân.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.