-->

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội xác định, có đặc tính cơ bản giông nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điéu chính. Đối tượng điểu chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác.

Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.

Những quan hệ này có thể gọi là những quan hệ chấp hành - điều hành hoặc những quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của những quan hệ này thể hiên:

- Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy. cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cư quan nhà nước;

- Hoạt động quản lí kinh tế, vãn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành;

- Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dán;

- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân.

- Xử lí các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lí hành chính.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh cua luật hành chính được chia thành 3 nhóm sau;

Các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hộ loại nàv các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cơ bản của minh. Những quan hộ loại này rất phong phú, chủ yếu là những quan hệ:

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc (như giữa Chính phủ với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) hoặc vơi cơ quan chuycn môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh (như giữa Bộ giáo dục và đào tạo với sở giáo dục và đào lạo thành phố Hồ Chí Minh);

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thấm quycn chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quvền chuyên mòn cùng cấp (như giữa Chính phủ với Bộ công an) hoặc với cư quan chuyên môn trực thuộc nó (như giữa ủy ban nhân dân tính Thanh Hóa với Sở tư pháp tính Thanh Hóa);

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuvcn môn ớ trung ương với cơ quan hành chính nhà nước có thấm quycn chung ứ cấp tính nhằm thực hiện chức năng theo pháp luật (như giữa Bộ tài nguyên và môi trường với úy ban nhân dân tỉnh Bình Dương);

- Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có (hẩm quycn chu vốn môn ớ trung ương, cơ quan này có một số quyền hạn đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lí chức nâng nhất định song giữa các cơ quan đó không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức. Trong các quan hệ loại nàv, chủ thể quản lí là các cơ quan chuyên môn có chức năng tổng hợp, phụ trách một lĩnh vực chuyên môn như cư quan tài chính, lao động - thương binh và xã hội V.V.. Các cơ quan này có quvền hạn nhất định đôi với các cơ quan chuyên môn khác trong các lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách (như giữa Bộ tài chính với Bộ giáo dục và đào tạo trong việc quản lí ngân sách nhà nước);

- Giữa cơ quan hanh chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó (như giữa ủy ban nhân dân quận Đống Đa với Trường đại học ngoại thương).

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sử trực thuộc (như giữa Bộ tư pháp với Trường Đại học Luật Hà Nội);

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tê thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này được đặt dưới sự quản lí thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (như giữa ủy ban nhân dân huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa hàn huyện);

- Giữa cư quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội (như giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận);

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch (như giữa cơ quan có thẩm quyền giải quvết khiếu nại với người khiếu nại).

Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình cúc cơ quan nhà nước xây dựng vầ củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức nâng, nhiệm vụ của mình.

Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ bản của minh các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lí hành chính nhất định.

Những người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ quan nhà nước có thể hoàn thành chức nãng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lí nội bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của cơ quan, công việc vãn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết..

Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai lrò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu cổng tác tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà nước dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công tác tổ chức nội bộ, nếu có quá nhiều cơ quan trung gian thì hiệu quả của quản lí giám sát.

Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt dộng quản lí hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định

Trong thực trạng quản lí hành chính nhà nước, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thế trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành cho các cơ quan nhà nước khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoạc cá nhân. Hoạt động trao quyền được tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị. tổ chức, dam bảo hiệu quả.. Vì vậy, hoạt dộng quán lí hành chính nhà nước không chi do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.

Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhàn được trao quyền có tất cả những hậu quả pháp lí như hoạt dộng của cơ quan hành chính r:hà nước nhưng chỉ trong khi thực hiện hoạt động chấp hành - điéu hành cụ thổ được pháp luật quy định. Hoạt động nào cần được phân biệt rõ với hoạt động cơ bán của cơ quan nhà nước được trao quyền (chính cái đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan hệ). Xem xét vấn đề từ hướng khác cho thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành mà còn được uv quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán trong những trường hựp nhất định.

Như vậy, căn cứ vào đối tượng điều chinh là các quan hệ xã hội đã đề cập trên đâv. có thế định nghĩa luật hành chính như sau:

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thông pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chính những quan hộ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phái sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xãy dựng và ổn định chê độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quán lí hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.

Luật hành chính điều chinh toàn bộ những quan hệ quán lí hành chính nhà nước dược thực hiện bời nhà nước hoặc nhán danh nhà nước và dối tượng điều chính cơ bản cùa Luật hành chính là những quan hệ quản lí hình thành trong quá trình hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Từ định nghĩa về luật hành chính có thể rút ra kết luận ràng hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện thông qua các quan hệ xã hội được các quy phạm của luật hành chính điều chỉnh.

Cỏ ticu chuẩn khách quan nào đế xác định những quan hệ xã hội này hay những quan hệ xã hội khác cần được điều chỉnh bằng chính luật hành chính hay bàng những quy định của các ngành luật khác hay không? Sự cần thiết điều chính bới luật hành chính xuất hiện khi nhà nước mong muốn bằng những phương tiện của luật hành chính tác động đến sự hình thành các quan hệ xã hội thông qua việc quv dinh sự can thiệp của các cơ quan hành chính nhà nước vào các quan hệ xã hội đó hoặc ít nhất là cho phép cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào các quan hộ xã hội đó.

Trên thực tế chúng ta thấv có những trường hợp cổ những mặt nhất định cúa các quan hệ xã hội trước hết được điéu chình bằng quy phạm pháp luật hành chính, còn sau đó dược quv phạm của ngành luật khác điều chỉnh. Có nghĩa là sự điều chính pháp lí hành chính trước hết tác động đến những lĩnh vực chưa bị sự điều chinh pháp lí đụng chạm đến. Có thể lấy ví dụ về điều chỉnh việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xa hội chủ nghĩa trước đây cung như quy định chế độ quản lí nền kinh tế thị trường hiện nay.

Trên thực tế cũng tồn tại những quan hệ xã hội đòi hỏi sự phôi hợp điều chính của các quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm của ngành luật khác. Điển hình là các quan hở pháp luật tài chính, đất đai, lao động. Việc điều chỉnh nội dung những quan hệ loại nàv thuộc vé luật tài chính, luật đất đai. luật lao động còn việc điều chỉnh thú tục thuộc về luật hành chính.

Nhiều điều khoản cùa luật hiến pháp là nguồn của luật hành chính, được phát triển trong luật hành chính, có được khả năng điều chỉnh trực tiếp là nhờ luật hành chính. Những điều khoản đó vừa thuộc luật hiến pháp, vừa thuộc luật hành chính (vi dụ: Những quy định của hiến pháp về quvền và nghĩa vụ của công dân).

Chỉ có thể nói đến diều chỉnh pháp lí hành chính khi trong quan hệ quản lí một bên có quyền (thường thì quyền đồng thời là nghĩa vụ) với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng chấp hành - điều hành của Nhà nước. Nếu cơ quan hành chính nhà nước hoạt động không phải trong lĩnh vực thẩm quvền của mình, không sử dụng quyền lực nhà nước nghĩa là trong quan hộ bình đẳng với chủ thể khác (hợp đồng mua bán) thì hoạt động đó được thực hiện không phải trên cơ sở điều chỉnh pháp lí hành chính.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp


  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.