-->

Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể

Thoả ước lao động tập thể và đối thoại là công cụ quan trọng, mạnh mẽ đảm bảo quyền, lợi ích cao hơn quy định của pháp luật cho người lao động. Giúp xác định điều kiện lao động, điều khoản sử dụng lao động, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc là hoạt dộng nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiều biết lẫn nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và phát triển tại nơi làm việc.
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao dộng với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Nội dung đối thoại bao gổm:

tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hơp hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thoả thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đổi với người sử dụng lao động; yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động; nội dung khác mà hai bòn quan tâm (điều 64 Bộ luật lao động).

Thương lượng tập thể

Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục đích:(i)Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; (ii)Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể; (iii)Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Quyền yêu cầu thương lượng tập thể:

Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thoả thuận thời gian bắt đẩu phiên họp thương lượng.
Trường hợp một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định thì bên kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật (điều 68 Bộ luật lao động).

Đại diện thương lượng tập thể:

Theo quy định tại điều 69 bộ luật lao động: bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện bch công đoàn ngành; bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Nội dung thương lượng tập thể:

Nội dung thương lượng tập thể bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thỏm giờ, nghỉ giữa ca; bảo đảm việc làm đôi với người lao động; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động; nội dung khác mà hai bên quan tâm

Thoả ước lao động tập thể

Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các diều kiện lao dộng mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thoả ước lao động tập thể gổm thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp, thoả ước lao động tập thể ngành và hình thức thoả ước lao động tập thể khác (điều 73 Bộ luật lao động).

Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp:

Chủ thể kí kết: theo quy định tại điều 83 bộ luật lao động, chủ thể kí kết thoả ước này bao gồm: bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao dộng tại cơ sở; bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.
Thời hạn của thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp: từ 01 năm đến 03 năm (đối với doanh nghiệp lần đầu tiên kí kết thoả ước lao động tập thể thì có thề kí kết với thời hạn dưới 01 năm).

Thoả ước lao động tập thể ngành:

Chủ thể kí kết: theo quy dịnh tại điều 87 bộ luật lao động, chủ thể kí kết thoả ước này bao gổm: bên tập thể lao dộng là chủ tịch công đoàn ngành; bên người sử dụng lao động là dại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
Thời hạn của thoả ước: từ 01 năm đến 03 năm (điều 89 Bộ luật lao động).


Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest.

    Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].