Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất khai hoang từ năm 1983 và canh tác đến năm 1995. Do điều kiện kinh tế khó khăn, năm 1995 gia đình tôi đi làm ăn xa và cho cháu gọi mẹ tôi bằng di ruột mượn (nhưng không có giấy tờ cho mượn) canh tác đến nay. Năm 2014 có đợt đo đạc lại đất đai để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình tôi đã đăng ký hồ sơ để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mảnh đất trên thì chị gái gọi mẹ tôi bằng di lại tranh chấp quyền sử dụng.Gia đình tôi đã làm đơn xin xác nhận của các hộ liền kề mảnh đất trên và những người lớn tuổi biết nguồn gốc mảnh đất và đã được họ xác nhận là đất của gia đình tôi. Gia đình cũng đã làm đơn đề nghị Trưởng xóm và chính quyền Ủy ban nhân dân (UBND) xã xác nhận và đã được xác nhận. Hiện nay, đang có đợt làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình tôi làm hồ sơ để để đăng ký quyền sử dụng đất thì UBND xã bảo là mảnh đất trên đang tranh chấp và chưa làm được. Gia đình tôi đã làm đơn gửi lên xã và đề nghị UBND xã giải quyết nhưng UBND xã hẹn 45 ngày sau giải quyết.Đề nghị Luật sư tư vấn, hướng giải quyết sự việc trên;Mảnh đất trên gia đình tôi cho mượn lâu quá rồi liệu có mất không? (Khánh Ninh - Nam Định)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, Năm 1995 gia đìnhanh (chị)có cho chị gái (cháu gọi mẹ của anh (chị)bằng dì) mượn 1 mảnh đất có thỏa thuận bằng miệng và không có giấy tờ gì. Đến năm 2014 gia đìnhanh (chị)đăng kí làm giấy tờ quyền sử đất thì bị tranh chấp. Tuy nhiên do không có giấy tờ gì để chứng minh sự thỏa thuận đó nên gia đìnhanh (chị)sẽ khó khăn trong việc đòi lại mảnh đất đó.
Gia đìnhanh (chị)cần phải nhờ đến cơ quan địa chính địa phương để xác minh lại nguồn gốc của mảnh đất đó từ trước năm 1995 xem mảnh đất đó thuộc về sở hữu của gia đìnhanh (chị)hay không. Nếu mảnh đất đó là của gia đìnhanh (chị)thì gia đìnhanh (chị)có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tại Khoản 2, Điều 203 Luật đất đai 2013quy định:"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Khoản 3 Điều này quy định:“Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính”.
Như vậy, nếu như UBND cấp Xã giải quyết không thành thì gia đìnhanh (chị)có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận