Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Hỏi: Bố tôi là P (đã chết) và mẹ tôi ( đã chết) có được 3 anh em K, T (đã chết), và L. Sau khi mẹ tôi đã chết ông P lấy thêm vợ 2 (bà M) và không có giấy kết hôn hoặc giấy tờ liên quan. Sau khi lấy bà Miển có Hà H (con riêng đi theo) và có với nhau được Đ. Vì hoàn cảnh nên K, T (đã chết) và H đã đi đến đất khác làm ăn cùng vợ con, nay đã trên 20 năm vì xa nên rất ít về quê. Tại nhà quê L, Đ đang canh tác và sử dụng đất của ông P (đã chết) đã trên 20 năm. Nay vợ con T (đã chết) Hà K và Hà Hiến quay về quê hương yêu cầu bà Miển phân chia đều phần đất L và Đ đang canh tác. Trong khi số đất đó L và Đ đã tự phân chia có văn bản, chữ ký của 2 bên, K và trưởng thôn. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này, K, vợ con T và Hà H có quyền được hưởng hay không? Và bà Miển có quyền đứng lên phân chia đất hay không? Tôi thật sự rất rối chưa biết xử lý thế nào? ( Nguyễn Đức - Hải Dương)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Trường hợp ông P không để lại di chúc:
Khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c.Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì Hà H không có quyền được hưởng do là con riêng của bà vợ hai là bà M; K là con đẻ của ông P nên có được hưởng. Còn đối với trường hợp vợ con T, Điều 677 Bộ Luật Dân sự quy định:
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Trong trường hợpT chết trước hoặc cùng thời điểm với ông P thì con của T sẽ được hưởng phần di sản mà cha của cháu (là anh T) đáng nhẽ sẽ được hưởng nếu còn sống, còn nếu T chết sau ông P thì vợ con của T sẽđược hưởng di sản ông P để lại tương ứng với một suất của anh T được hưởng.
Do ông P đã chết trên 20 năm nên theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết:“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Lúc này, áp dụng điểm 2.4 điều 2 mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế nêu trên nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết thì di sản đó sẽ trở thànhtài sản chungcủa các đồng thừa kế, cụ thể như sau:
“Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết...”.
Như vậy, vì đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, nên lúc này di sản (mảnh đất) của ông P đã chuyển thành tài sản chung. Lúc này, nếu có tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế hay bác bỏ quyền thừa kế thì Tòa cũng sẽ không thụ lý để giải quyết.
Vì là tài sản chung, thế nên bà Miến không có quyền đứng lên phân chia đất.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận