Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội...
Hỏi: Tôi là PGS.TS đang giảng dạy Đại học. Đến tháng 6 này đến tuổi nghĩ hưu. Tôi công tác từ liên tục từ 1975 và đóng bảo hiểm XH đầy đủ. Nếu tôi nghĩ hưu theo đúng luật LĐ vào tháng 6, lương hưu tôi được hưởng sẽ là 75% của mức lương trung bình tháng trong 15 năm trước đó. Nếu tôi kéo dài thời gian tiếp tục làm việc thêm 5 năm nữa (2021) khi đó lương hưu của tôi vẫn chỉ là 75% nhưng của 19-20 năm công tác. Vậy đề nghị Luật Sư tư vấn cách nào có lợi hơn? (Lê Hà - Hà Nội)
Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu: Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bác công tác và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1975 như vậy tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu( nếu bác nghỉ hưu vào năm 2016 thì người ta sẽ căn cứ vào tiền lương từ năm 2012 – 2016; nếu bác nghỉ hưu vào năm 2021 thì họ sẽ căn cứ vào tiền lương từ năm 2016- 2021). Chứ không phải tính lương hưu như Bác nói: “lương hưu tôi được hưởng sẽ là 75% của mức lương trung bình tháng trong 15 năm trước đó. Nếu tôi kéo dài thời gian tiếp tục làm việc thêm 5 năm nữa (2021) khi đó lương hưu của tôi vẫn chỉ là 75% nhưng của 19-20 năm công tác.”
Thứ hai, Bác làm việc và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1975, đến tháng 6/2016 là đến tuổi nghỉ hưu và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bác là đc 41 năm.
Căn cứ theo Điều 56 quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau: "1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứngvới15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm".
Như vậy, Nếu bác là lao động nữ thì mức lương hưu hàng tháng của bác sẽ không có sự khác biệt khi bác nghỉ hưu năm 2016 hay nghỉ hưu vào năm 2021.
Tức là, khi bác đủ 15 đóng bảo hiểm xã hội thì bác sẽ được hưởng mức lương hưu hàng tháng tương ứng là 45 %, sau mỗi năm tăng 3%, tối đa là 75%. Khi lao động nữ đủ 25 năm đóng BHXH sẽ được hưởng tương ứng 75% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, nếu bác đóng bhxh đến tháng 6/2016 thì bác đã có số năm vượt quá tương ứng với 75% là: 41 – 25= 16 năm vượt quá.
Nếu bác tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội đến năm 2021 thì bác sẽ có 21 năm vượt quá.
Nếu bác là lao động nam thì mức lương hưu hàng tháng của bác sẽ có sự khác biệt theo điểm a khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội:
- Nếu bác ngừng đóng bảo hiểm xã hội và nghỉ hưu vào năm 2016. Thì mức lương hưu hàng tháng tương ứng là 45% với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau mỗi năm tăng 2%, tối đa là 75%. Tức là khi lao độngđóng đủ 30 năm BHXH sẽ được hưởng tương ứng với 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Bác có 41 năm đóng bảo hiểm xã hội, số năm vượt quá với mức tối đa của bác là: 41- 30= 11 năm.
- Nếu bác tiếp tục đóng và nghỉ hưu vào năm 2021. Thì mức lương hưu hàng tháng tương ứng với 45% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là 19 năm, sau mỗi năm tăng 2%, tối đa là 75%. Tức là khi lao động nam đóngđủ 34 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng tương ứng với 75% bình quân tiên lương đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, bác đóng được 46 năm, số năm vượt quá với mức tối đa là: 46- 34= 12 năm.
Như vậy, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Tùy thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội và số năm vượt quá bác sẽ được hưởng mức trợ cấp tương ứng: cứ mỗi năm vượt quá thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Việc bác ngừng đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu vào năm 2016 hay năm 2021 sẽ có sự khác biệt về căn cứ tính lương hưu và mức hưởng trợ cấp một lần so với số thời gian đóng vượt quá với mức 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bác là lao động nữ thì thời gian vượt quá với mức tương ứng là 75 % năm 2016 (16 năm), năm 2021 (21 năm). Nhưng nếu bác là lao động nam do có sự thay đổi của luật bảo hiểm xã hội mới nên số thời gian vượt quá với mức 75% để hưởng trợ cấp 1 lần năm 2016 (11 năm) năm 2021 (12 năm).
Do đó, bác nên cân nhắc cho kĩ để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mình trước khi quyết định có nên tiếp tục hay ngừng đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận