Điều kiện để nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa; Hộ gia đình, cá nhân không...

Hỏi: Tôi nhận chuyển nhượng một mảnh đất ruộng có diện tích hơn 30.000m2. Người chủ cũ của mảnh đất này trước đây đã được cấp sổ đỏ. Tôi có thể làm thủ tục sang tên sổ đỏ được không? Cần có những điều kiện gì để được sang tên chuyển chủ? (Trần Văn Lâm - Thái Nguyên)
h

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nghiêm Thị Hà Phương - Tổ tư vấn pháp luật Đất đai của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Luật Đất đai năm 2013 như sau:

- Các trường hợp không được nhận chuyển quyền đất nông nghiệp gồm: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa; Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó" (Điều 191).

- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: "a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;b) Đất không có tranh chấp;c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;d) Trong thời hạn sử dụng đất"iều 188).

Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân :“1. Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối: a) Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; b) Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại. 2. Đất trồng cây lâu năm: a) Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; b) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. 3. Đất rừng sản xuất là rừng trồng: a) Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; b) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi".

Trong trường hợp của anh/chị, nếu nằm trong 02 trường hợp theo điều 191 Luật Đất đai 2013 thì anh/chị không được nhận chuyển quyền sử dụng đất. Mảnh đất đó chỉ được sang tên khi chủ cũ của mảnh đất đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 188 Luật này. Việc sang tên chuyển chủ phải tuân theo quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất theo điều 130 Luật Đất đai 2013 và được quy định chi tiết tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.