-->

Di chúc viết tay không công chứng, chứng thực có hiệu lực pháp luật không?

Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Hỏi: Bố tôi trước khi mất có viết di chúc để lại căn nhà cho tôi. Tuy nhiên vì lý do gia đình có mâu thuẫn, và bố tôi không nắm rõ luật nên di chúc do bố tôi viết không có công chứng, chứng thực của chính quyền địa phương. Gần đây, tôi mới nghe nói việc di chúc viết tay không có công chứng, chứng thực thì sẽ không có hiệu lực. Đề nghị Luật sư tư vấn, di chúc do bố tôi viết không được công chứng, chứng thực có hiệu lực hay không? (Hồng Hải – Hải Phòng)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật Thừa kế Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

-Về di chúc bằng văn bản: Di chúc bằng văn bản bao gồm: 1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; 2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; 3. Di chúc bằng văn bản có công chứng; 4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực” (Điều 650).

- Về di chúc hợp pháp: “1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. … 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này" (Khoản 1, 4 Điều 652).

Pháp luật quy định đối với di chúc lập thành văn bản, có thể mang ra công chứng, chức thực và cũng có thể không công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, đối với di chúc bằng văn bản không công chứng, chứng thực mà muốn có hiệu lực thì cần đáp ứng các điều kiện: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; và nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Như vậy, đối chiếu trường hợp của anh (chị) với quy định của pháp luật, bố anh (chị) có thể lập di chúc mà không cần có người làm chứng hoặc công chứng, chứng thực. Nếu bản di chúc mà bố anh (chị) đã lập đáp ứng được những điều kiện cụ thể như trên, bản di chúc đó đã có giá trị pháp lý. Nên sau khi bố anh (chị) mất thì di sản của bố anh (chị) vẫn sẽ được phân chia theo di chúc.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.