Đất đang có tranh chấp chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận không?

Điều kiện cơ bản để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) là phải được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp.

Hỏi:Năm 1989, tôi được XN Quản lý khai thác thủy nông hồ nước Dầu Tiếng (Tây Ninh) cấp một mảnh đất để làm nhà để ở (tôi khi đó là cán bộ của XN). Sau khi nhận quyết định giao đất, tôi đã tiến hành cải tạo và xây dựng nhà trên đất. Năm 1990, tôi khai hoang thêm 150m2 đất liền kề nhà. Gia đình chúng tôi đã sinh sống ổn định, liên tục, không có tranh chấp và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đối với nhà nước. Vừa qua, XN thông báo thu hồi lại đất, yêu cầu gia đình tôi phải giải tỏa nhà, di dời đi nơi khác. Đề nghị Luật sư tư vấn, chúng tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? (Đức Anh - Lạng Sơn)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Một trong những điều kiện cơ bản để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) là phải được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp. Trường hợp XN Quản lý khai thác thủy nông hồ nước Dầu Tiếng yêu cầu thu hồi đất, gia đình ông không chấp nhận yêu cầu này, nghĩa là đã phát sinh tranh chấp đối với đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất giữa gia đình ông và Xí nghiệp.
Do đó, đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất của gia đình ông bị coi chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận cho đến khi tranh chấp được các bên tự thỏa thuận giải quyết hoặc có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình ông và Xí nghiệp tuân theo quy định tại Điều 135, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, cụ thể:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết theo một trong hai thủ tục:

Thủ tục tố tụng: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết.

Thủ tục hành chính: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được giải quyết theo trình tự: Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng; Trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT; quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng.

Theo Báo Lao động, ngày 05.10.2011

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.