-->

"Đánh ghen" bằng thư nặc danh phải chịu hậu quả gì?

Việc viết thư nặc danh có bị khởi kiện hay không phụ thuộc vào nội dung thư tố cáo. Nếu thư trình bày đúng sự thật kèm theo đầy đủ chứng cứ chứng minh thì người bị tố cáo sẽ không có cơ sở để khởi kiện.

Hỏi: Không ngăn được chồng có quan hệ bất chính với cô hàng xóm, tôi đã gửi thư nặc danh tới công ty của cô hàng xóm có quan hệ bất chính với chồng tôi và nói “cướp chồng và buôn bán hàng cấm”. Cô ta biết chuyện và đã dọa sẽ kiện tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có bị khởi kiện không? (Lâm Anh - Bắc Ninh)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 19 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh quy định về đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm như sau:

Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự”.

Khoản 1, Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 (BLHS) quy định về tội vu khống như sau:

"Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

"1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".

Như vậy, khi chị gửi thư nặc danh đến công ty của cô hàng xóm có quan hệ bất chính với chồng chị, nếu chị có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm thì công ty sẽ xem xét xử lý. Việc chị viết thư nặc danh có bị khởi kiện hay không phụ thuộc vào nội dung thư tố cáo của chị. Nếu chị trình bày đúng sự thật kèm theo đầy đủ chứng cứ chứng minh thì người bị tố cáo sẽ không có cơ sở để khởi kiện.

Trường hợp chị viết thư nặc danh bịa đặt, vu cáo rồi gửi đến công ty nơi cô hàng xóm làm việc nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ thì sau khi có đơn tố giác gửi tới cơ quan công an, chị có thể bị khởi tố về Tội vu khống theo quy định tại khoản 1 Điều 122 BLHS. Trường hợp có thiệt hại về tinh thần hoặc vật chất xảy ra, chị phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 611 BLDS.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.