-->

Đăng ký thương hiệu, một số điểm cần lưu ý

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality).

Công ty Luật TNHH Everest chia sẻ một số điểm cần lưu ý trong quá trình đăng ký thương hiệu, hy vọng bài viết giúp quý Vị có thêm tài liệu, thông tin tham khảo hữu ích khi thực hiện đăng ký thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng kí bảo hộ thương hiệu trên phạm vi quốc gia hoặc quốc tế. Để được bảo hộ trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần đăng ký bảo hộ theo thể thức Việt Nam. Thế nhưng, để một thương hiệu được chấp nhận ở nước ngoài, theo quy định của hầu hết các nước, thương hiệu đó phải được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và tiến hành các thủ tục đăng ký thương hiệu theo quy định về đăng ký thương hiệu ở các nước này hoặc theo quy định của các Hiệp ước hoặc Thoả ước quốc tế mà Việt Nam và nước mà chủ sở hữu muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu là thành viên tham gia hoặc theo quy định trong các hiệp định song phương liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ.Trước khi đăng kí bảo hộ thương hiệu hàng hóa, doanh nghiệp phải lựa chọn thương hiệu bảo hộ.

Thứ hai, kiểm tra xem thương hiệu mà doanh nghiệp định đăng kí đã có ai đăng kí hay chưa. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về thương hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã nộp đơn đăng kí rên công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng; đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về thương hiệu hàng hoá (Lưu trữ tại cục sở hữu trí tuệ); cơ sở dữ liệu điện tử về thương hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng Internet http://ipdl.gov.vn; cơ sở dữ liệu điện tử về thương hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo Hiệp định Madrid do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Interllectual Property Organization – WIPO) công bố trên mạng internet http://ipdl.wipo.int. Nếu các tra cứu không thuận tiện, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ và trả phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Thứ ba, làm đơn xin đăng kí bảo hộ thương hiệu hàng hóa và nộp lệ phí :Đơn xin đăng kí bảo hộ thương hiệu phải tuân theo quy định chung của pháp luật.

- Doanh nghiệp nhận mẫu tờ khai do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành và cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo quy định về cách lập tờ khai, có thể tham khảo ví dụ về tờ khai yêu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu hợp lệ.

- Doanh nghiệp phải phân loại hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại hàng hoá và dịch vụ của Thoả ước Nice. Nếu doanh nghiệp không phân loại hoặc phân loại không chính xác, cơ quan đăng ký sẽ thực hiện việc đó và doanh nghiệp phải nộp phí phân loại. Các khoản phí và lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay gồm:Lệ phí nộp đơn; lệ phí thẩm định nội dung đối với mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ; lệ phí đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu; lệ phí công bố Giấy đăng ký bảo hộ thương hiệu; lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu đối với mỗi nhóm sản phẩm dịch vụ; lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho cơ quan đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Thứ tư, hoàn thiện và nộp bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Việt Nam bao gồm : hồ sơ phải nộp ngay khi đăng ký và hồ sơ cần phải nộp trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đăng ký.

Như vậy, bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu theo thể thức quốc gia mà Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam yêu cầu phải có đầy đủ các tài liệu sau đây:

- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá được làm theo mẫu quy định (03 bản)

- Mẫu thương hiệu (15 bản);

- Tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp, ví dụ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01 bản sao);
- Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể, nếu đăng ký bảo hộ thương hiệu tập thể (01 bản sao).

- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng (được thừa kế, hoặc chuyển nhượng) quyền nộp đơn (01 bản sao);

- Giấy uỷ quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);

- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu thương hiệu chứa đựng những thông tin đó (01 bản);

- Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng hình ảnh quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, các nhân có thẩm quyền cấp (01 bản).

- Nơi nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho cơ quan đăng ký bảo hộ thương hiệu theo thể thức quốc gia tại địa chỉ: Cục Sở hữu trí tuệ, 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Tuỳ theo khả năng và điều kiện của doanh nghiệp xin đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp cóthể tự mình nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hoặc nộp thông qua dịch vụ của tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ. Nếu doanh nghiệp chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký bảo hộ thượng hiệu, có thể sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp, thuê một số tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ để thay mặt mình làm và nộp đơn.

Nếu hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ, hợp lệ, thươnghiệu hàng hoá không vi phạm các quy định, thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá, doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký tuyên bố chấp nhận đơn hợp lệ về thủ tục. Nếu đơn không hợp lệ về thủ tục, cơ quan đăng ký sẽ tuyên bố từ chối xem xét nội dung đơn.

Trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá của doanh nghiệp được chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký thông báo kết quả xem xét nội dung đơn. Trường hợp nội dung đơn hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá, còn khi nội dung đơn không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, doanh nghiệp sẽ bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá.

Trong trường hợp cơ quan đăng ký bảo hộ thương hiệu thông báo về việc có người khác phản đối về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp phải sửa đổi mẫu thương hiệu, thu hẹp danh mục hàng hoá, dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác lại những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối. Trong trường hợp doanh nghiệp phải sửa đổi những thiếu sót trong đơn, doanh nghiệp phải sửa đổi nhưng không được phép sửa đổi mẫu thương hiệu đến mức làm thay đổi hẳn bản chất của thương hiệu và không được phép bổ sung hàng hoá, dịch vụ vào danh mục đã ghi trong đơn.

Thứ năm, nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá và tổ chức các hoạt động nhằm khai thác và bảo vệ thương hiệu hàng hoá đã được đăng ký.

Nếu bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá của doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký. Chỉ khi doanh nghiệp nộp lệ phí đăng ký thì mới được đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá. Vì lý do nào đó, doanh nghiệp không đóng lệ phí thì đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá coi như bị rút bỏ.

Sau khi doanh nghiệp nộp lệ phí sẽ được cơ quan cấp giấy chứng nhận vào sổ đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá. Doanh nghiệp phải tự đến nhận Giấy chứng nhận tại cơ quan cấp giấy chứng nhận. Khi đã có giấy chứng nhận, để khẳng định quyền cũng như khai thác các quyền lợi của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá, doanh nghiệp nên nhanh chóng công bố giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá trên các phương tiện thông tin cần thiết.

Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá có hiệu lực trong thời hạn 10 năm. Nếu trong vòng 5 năm doanh nghiệp không sử dụng thương hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hàng hoá sẽ mất hiệu lực. Tuy nhiên, sau 10 năm, nếu doanh nghiệp vẫn muốn sử dụng thương hiệu hàng hoá đó thì doanh nghiệp phải đến cơ quan có thẩm quyền để xin gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài "đăng ký thương hiệu, một số điểm cần lưu ý" mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.