-->

Đã thôi việc tại cơ sở sản xuất hàng giả, có bị truy cứu trách nhiệm không?

Luật xử phạt vi phạm hành chính đã quy định rõ: Những người trong xưởng sản xuất cùng thực hienj hành vi sản xuất hàng giả hì mỗi người đều bị xử phạt về hành vi đó.

Hỏi: Một tháng trước đây, tôi có làm công nhân của một xưởng sản xuất hàng giả. Thấy công việc nguy hiểm, tôi đã nghỉ việc. Hôm qua, tôi được biết, cơ quan chức năng đã phát hiện cơ sở sản xuất hàng giả. Chủ cơ sở và một số công nhân bị tạm giữ. Tôi rất lo lắng, liệu mình có liên lụy không? (Thu Giang - Bắc Ninh)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Quỳnh - Phòng Tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

"Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính."

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, trong trường hợp những người trong xưởng sản xuất của anh cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất hàng giả và theo nguyên tắc, mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi sản xuất hàng giả, nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác,Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Vì vậy, trong trường hợp anh đã tham gia sản xuất hàng giả, và đã nghỉ việc được 1 tháng thì vẫn trong thời hiệu xử lý vi phạm, nếu phát hiện ra bạn có tham gia vào hoạt động sản xuất hàng giả tại xưởng cũ thì cũng bị xử phạt hành chínhnhư trường hợp đang sản xuất hàng giả tại xưởng. Nếu số lượng hàng giả lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 1999.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.