-->

Đã ra công chứng chia tài sản có thể yêu cầu tòa chia lại tài sản chung không ?

Trường hợp người chết không để lại di chúc, tài sản thừa kế được chia theo pháp luật

Hỏi: Nhà em đã chia tài sản của ba để lại , em và các anh chị với mẹ kế đã ra công chứng chia tài sản thừa kế và ra 6 quyển sổ hồng riêng biệt. Nhưng mẹ sau em nói là nhờ tờ giấy gì của mẹ kế kê khai mà em mới được hưởng tài sản của ba , nếu mẹ kế yêu cầu tòa án chia lại tài sản thừa kế thì tòa có giải quyết không.Hiện nhà em đang ở chung với mẹ kế trên căn nhà ba để lại , em ở phần trên lầu cái gác thì sắp sụp mẹ kế cứ làm khó làm dễ không muốn cho nhà em sửa chữa. Diện tích nhà em 3.2x16m đường mặt tiền , mẹ kế đòi chia nhà làm đôi mỗi căn 1.6x16m với điều kiện là nhà em cũng phải xây kiên cố giống nhà mẹ kế là nhà đúc thật , nhưng nhà em không có khả năng xây như vậy chỉ có khả năng xây tấm xi măng 3D. Xin Luật Sư tư vấn nếu nhà em có diện tích như vậy thì ủy ban phường có cấp giấy cho mình xây không. ( Nguyễn Thị Hương - Thái Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Nếu như ba bạn có di chúc để lại thì di sản của ba bạn để lại được chia theo di chúc, nếu không có di chúc thì phân chia theo pháp luật nên dù mẹ kế bạn có yêu cầu chia lại tài sản thì bạn vẫn được hưởng thừa kế căn cứ theo Điều 676:

"Điều 676.Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Thứ hai, căn cứ theo khoản 7 Điều 79quy định như sau:

"7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điềunày;

b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận. "

Khoản 3 Điều 79 quy định: "Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác."

Như vậy, đối với diện tích của căn nhà bạn nhỏ hơn 250m 2 nên vẫn được xây dựng nhưng phải đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 79, nếu bạn đáp ứng điều kiện đó thì công trình của bạn được duyệt.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.