Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh
Hỏi: Hiện nay tôi đang làm cho một Công ty Du lịch. Tôi bắt đầu đi làm từ tháng 7 năm 2015 và hợp đồng chính thức đóng bảo hiểm vào tháng 9 năm 2015. Hiện tôi đang mang thai đến tháng thứ 5 thai kỳ và nhận được quyết định cho nghỉ việc của công ty. Xin văn phòng luật tư vấn cho tôi rằng công ty tôi làm thế có đúng với luật lao động hay không vì theo tôi được biết là không được phép cho nhân viên nghỉ việc trong thời gian thai kỳ. Phía bên công ty tôi trả lời rằng thời gian tôi làm việc chưa đến 1 năm nên không được hưởng bất kỳ chế độ gì có đúng không? Về bảo hiểm thai sản. Có thể tư vấn giúp tôi rằng tôi sẽ phải đóng bảo hiểm đến tháng nào thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ đẻ. (Nguyễn Mai - Hà Giang)
Thứ nhất, đối với vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động:
Điều 39 quy định:“1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này;2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này;4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Theo quy định tại khoản 3 điều 155 Bộ luật lao động:“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Trường hợp bạn phía Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, Vấn đề thai sản của bạn
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong cáctrường hợpsau đây:a) Lao động nữ mang thai;b) Lao động nữ sinh con;c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con;2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cóthẩm quyềnthì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.
Trường hợp của bạn nếu bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản
Quy định tại khoản 1 điều 39 Bộ luật lao động quy định:“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;b) Mức hưởng một ngày đối với trườnghợp quyđịnh tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp thángquy địnhtại điểm a khoản 1 Điều này,trường hợpcó ngày lẻ hoặc trườnghợp quy địnhtại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày”.
Đối với các chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc thì bạn sẽ không được hưởng vì thời gian bạn tham gia hợp đồng lao động và thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của bạn chưa đủ 12 tháng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận