-->

Con nuôi trở về đòi quyền hưởng di sản thừa kế

di sản thừa kế

Hỏi: Xưa kia, Bố tôi lấy vợ (mẹ cả) nhưng không có con. Sau đó khoảng năm 1943 ông bà quyết định lấy thêm vợ nữa (Bà hai, là mẹ của 7 người con chúng tôi bây giờ). Cả ba ông bà sống chung với nhau rất là đầm ấm. Trong thời gian năm 1944 mẹ già tôi đi chợ có nhặt được 1 bé gái (Chị nuôi tôi bây giờ) mang về cả 3 ông bà cùng chăm bẵm. Sau đó năm 1948 thì bà hai sinh lần lượt được 7 anh em chúng tôi bây giờ. Gia đình chúng tôi sống rất hoà thuận, các con đều hiếu hạnh với cha mẹ. Mẹ cả tôi mất tháng 4/2004. Trước khi mất, tháng 2/2004 Mẹ tôi có làm di chúc cho cháu K (Con ông H - anh cả tôi) 1/2 miếng đất và bà kh được ở nhờ ½ miếng đât, mà không có quyền bán, cho. Nếu không ở thì phải trả lại cho con Ông H toàn bộ miếng đất đó. (Bà D và các con còn lại không nhắc tên trong di chúc). Thấy không hợp lệ, năm 2006 bà Kh kiện để đòi quyền lợi của mình. Qua các tình tiết vụ án, toà án đã phán quyết bản di chúc đó không hợp lệ. Miếng đất thuộc quyền sở hữu của bà Kh. Năm 2015 Bà D (Con nuôi) viết đơn kiện bà Kh đòi chia quyền thừa kế mảnh đất đó. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, bà D khi được mẹ cả nhặt về thì khi đó cả 3 ông bà đều nuôi dưỡng. Vậy bà D là con nuôi của gia đình hay chỉ là con nuôi của mẹ cả tôi. Sổ đỏ hợp pháp là của bà Kh, vậy bà D có được quyền khởi kiện để chia tài sản thừa kế không? Nếu vụ án được xử theo di sản thừa kế thì quyền lợi của 6 anh em chúng tôi được hưởng như thế nào? (Hữu Phước - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vấn đề bà Dlà con nuôi của mẹ cả hay của cả gia đình

Vì việc nhận nuôi bà Dđã diễn ra từ rất lâu do vậyviệccông nhận con nuôi là bà Dcăn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Điều 36 Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 quy định:"Điều 36: Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự thoả thuận của hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của người con nuôi chưa thành niên. Nếu nhận nuôi người từ 9 tuổi trở lên thì còn phải được sự đồng ý của người đó."

Bà Dkhi nhận nuôi đáp ứng được yêu cầu công nhận con nuôi. Nhưng pháp luật chỉ quy định gia đình nuôi, gia đình nuôilà mẹ cả và bố bác, do đó chỉ hai người nàycó nghĩa vụ với bà D. Bà Dchỉ là con nuôi của bố mẹ bác chứ không phảicon nuôi của cả gia đình.

Sổ đỏ hợp pháp là của bà Kh, vậy bà Dcó được quyền khởi kiện để chia tài sản thừa kế không?

Tháng 12/1998 miếng đất đó đã được làm sổ đỏ đứng tên là bà V.T.Khtheo đúng yêu cầu của mẹ cảvà trình tự pháp luật.

Luật đất đai năm 2003 quy định:“Điều105.Quyền chung của người sử dụng đất:1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;2. Hưởng thành quảlaođộng, kết quả đầu tư trên đất;…5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hànhvivi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Theo khoản 1, 2, 5, 6 Điều 166 Luật đất đai năm 2003 bà Kh có quyềncó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hưởng thành quả lao động đầu tư và có quyền khởi kiện,khiếu nại hành vi vi phạm. Bà Kh có toàn quyền sử dụng, tặng cho, chuyển nhượng,.. theo quy định của pháp luật.Như vậy vào thời điểm lập di chúc thì do dựa vào những quyền của bà Khtrong bản di chức đó mà quyết định tuyên vô hiệu của Tòa là đúng. Quyền sử dụng đấthiện nay là của bà Khvì vậy bản di chúc của mẹ cả vô hiệu vì đã định đoạt tài sản không thuộc quyền quản lý của mình.

Hiện nay bà Dvề đòi chia tài sản với mảnh đất bà Khđang sở hữu thì theo Luật Đất đai năm 2013 quy định:"Điều166. Quyền chung của người sử dụng đất:1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất....7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai."

Như vậy mảnh đất thuộc quyền sử dụng của bà Khnên bà Dsẽ không thể đòi quyền lợi của mình đối với mảnh đất này vì bà chỉ là con nuôi mẹ cả mà mẹ cả không còn có quyền đối với mản đất này từ năm 1998.

Nếu vụ án được xử theo di sản thừa kế thì quyền lợi của 6 anh em được hưởng như thế nào?

Mảnh đất trên hiện tại là của bà Khdo vậy 6 anh em bà không thể đòi quyền thừa kế đối với mảnh đất đó. Còn đối với các tài sản khác của mẹ cảthì việc chia tài sản sẽ tuân theo phần di chúc không bị vô hiệu hoặcsẽ tuân thủ theo pháp luật cụ thể là Luật dân sự với những tài sản không có trong di chúc hoặc thuộc phần di chúc bị vô hiệu.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.