-->

Con nuôi có được hưởng thừa kế?

Nếu được nhận làm con nuôi đúng theo quy định của pháp luật. Con nuôi mới có cơ sở để xét thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Khi đó, người con nuôi mới có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của mẹ nuôi như đối với những người con đẻ

Hỏi: Nhiều năm trước, cha mẹ đẻ của tôi qua đời do tai nạn, tôi được một người phụ nữ góa chồng nhận làm con nuôi. Vừa qua do bệnh nặng, mẹ nuôi tôi mất, mà không để lại di chúc. Tôi yêu cầu chia thừa kế nhưng người con đẻ của mẹ nuôi không đồng ý với lý do tôi chỉ là con nuôi. Vậy xin hỏi trường hợp của tôi có quyền hưởng thừa kế từ mẹ nuôi không?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh -Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tuy nhiên, tại các Điều 68, 69, 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc xác định mối quan hệ giữa "con nuôi" và "cha nuôi" hoặc "mẹ nuôi" phải bảo đảm các điều kiện sau: người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống; người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn; người nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; bảo đảm điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Như vậy, nếu việc được nhận làm con nuôi của bạn Quốc Bình thỏa mãn những điều kiện trên, bạn mới có cơ sở để xét thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Khi đó, bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của mẹ nuôi như đối với những người con đẻ của bà. Ngược lại, nếu việc làm con nuôi của bạn chỉ trên cơ sở tình cảm mà không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên hoặc không thực hiện thủ tục đăng ký con nuôi theo quy định của pháp luật thì xét về bản chất pháp lý không được pháp luật công nhận, sẽ không có quyền hưởng thừa kế từ mẹ nuôi.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.