-->

Có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

Hỏi: Vào ngày 26/05/2015, tôi ký Hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm từ tháng với Công ty A.Đến nay là tháng 8/2015, tôi muốn xin nghỉ việc và đã được Giám đốc đồng ý, tôi đã làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ trước khi nghỉ việc, và cũng đã bàn giao lại công việc cho công ty.Sau đó, tôi nhận việc ở Công ty mới, Công ty mới yêu cầu tôi bổ sung Quyết định nghỉ việc ở Công ty cũ, tuy nhiên khi tôi liên hệ lại Công ty cũ để lấy Quyết định nghỉ việc thì họ yêu cầu tôi phải bồi thường Chi phí đào tạo khoảng 3.5 triệu đồng, sau đó mới ký Biên bản thanh lý HĐLĐ và cấp Quyết định nghỉ việc cho tôi.Tôi thực sự bất ngờ, bởi vì theo tôi được biết theo Luật Lao động 2012, có điều 62 về việc Đạo tạo nghề và chi phí đào tạo giữa người lao động và người sử dụng lao động, việc này phải hình thành Cam kết hoặc văn bản độc lập, không nằm trong HĐLĐ. Trong quá trình làm việc tôi cũng không ký thêm bất kỳ Cam kết đào tạo nào từ phía Công ty.Vậy, tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo không? ( Tùng - Hà Nam)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Như nội dung bạn đã trình bày, bạn xin nghỉ việc và đã được công ty đồng ý do đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động của bạn được coi là một thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Trong khi theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động thì nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo chỉ đặt ra trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó, tại điều luật này quy định:“Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên của Bộ luật lao động thì trường hợp của bạn bạn không phải bồi thường khoản chi phí đào tạo cho công ty.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 61 Bộ luật lao động thì hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành văn bản và có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động bao gồm:a) Nghề đào tạo;b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;c) Chi phí đào tạo;d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động”.

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn không ký bất kỳ hợp đồng đào tạo nghề nào với công ty, do đó cũng không thể biết được chi phí đào tạo của bạn là bao nhiêu và công ty đào tạo nghề gì cho bạn. Do đó vấn đề trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo không thể đặt ra trong trường hợp này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.