-->

Có được ủy quyền ra tòa ly hôn?

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trừ trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình..

Hỏi:Chị tôi nộp đơn ly hôn chồng và tòa án đã hòa giải hai lần nhưng không thành. Mỗi lần đi tòa về chị tôi mệt mỏi và khóc suốt nên tôi kêu chị ấy ủy quyền cho tôi ra tòa giải quyết. Chị thư ký tòa án giải thích là chị tôi phải tự mình tham gia tố tụng chứ không được ủy quyền cho tôi.Đề nghị Luật sư tư vấn, chị thư ký tòa nói vậy có đúng không? (Bích Hồng - Nam Định)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dânsự năm 2015 quy định về người đại điện như sau:

"4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện".

Ngoài ra, tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Căn cứ theo quy định trên thì chị của anh (chị) phải tự mình tham gia tố tụng giải quyết việc ly hôn trừ khi chị của anh (chị) mắc các bệnh về tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi anh (chị) mới có thể thay mặt chị mình tham gia tố tụng giải quyết vụ án ly hôn của chị ấy. Như vậy, việc thư ký tòa án giải thích chị anh (chị) phải tự mình tham gia tố tụng giải quyết vụ án ly hôn chứ không được ủy quyền là đúng pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.