-->

Có được truy lĩnh thời gian hưởng phụ cấp độc hại

Bạn thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại nếu làm công việc việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

Hỏi: Em làm công tác văn thư lưu trữ tại cơ quan Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Yên Bái từ tháng 01/2012 đến nay công việc giao nhận công văn đến, đi lưu trữ công tác tham mưu lãnh đạo. Mà từ tháng 01/2012 đến giờ em không nhận được phụ cấp độc hại. Hỏi trong trường hợp này em có được hưởng chế độ độc hại không? Nếu được em có được truy lĩnh không? Em có hỏi kế toán ở cơ quan thì được trả lời nếu được thì chỉ được tính từ tháng 01/2016 vì thời gian trở về trước là nhiệm kỳ cũ, còn nhiệm kỳ mới bắt đầu từ tháng 8/2015 nhưng chỉ tính bắt đầu từ tháng 01/2016. (Hạ Trâm - Yên Bái)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Tại công văn số 3929/BNV- TL về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ có quy định:

“Căn cứ quy định tại Thông tư số 07/2005/TT- BNVngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:

1) Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

2) Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.

Cách tính trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT- BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết”.

Căn cứ vào nội dung trên bạn hoàn toàn được hưởng phụ cấp nếu làm công việc việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

Theo quy định tại thông tư số 07/ 2005/TT- BNV về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ công chức, viên chức.

“3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:

a) Cách tính trả phụ cấp:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội”.

Theo quy định trên thì trợ cấp độc hại nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có yếu tố độc hại và được trả cùng kì lương hàng tháng. Do vậy bạn hoàn toàn được truy lĩnh khoản trợ cấp này nếu chưa được nhân trong thời gian làm việc thực tế.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.