Gỉa sử sai phạm của chị là nghiêm trọng vi phạm quy định tai điều 38 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng với người lao động. Trường hợp không thuộc điều 38 thì hành vi cho thôi việc đó là trái pháp luật.
Hỏi: Hiện tại tôi đang làm việc cho công ty dịch vụ hàng hải tại TP Hồ Chí Minh vị trí nhân viên kinh doanh.Tôi làm theo loại hình bán thời gian, không có ký hợp đồng lao động, chỉ làm việc dựa vào thỏa thuận qua email và đã làm việc từ 01/09/2014. Do sai phạm trong quá trình làm việc, công ty đã đơn phương chấm chứt thỏa thuận với tôi ngay lập tức vào ngày 30/12/2014 và nói sẽ xem xét trả lương cho tôi mà không theo như thỏa thuận ban đầu vì lỗi ở tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có kiện được công ty đó không? (Nguyễn Thị Ngân - Tp Hồ Chí Minh)
Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trước hết tôi muốn nói với chị rằng, giữa chị và Công ty có thỏa thuận với nhau qua email, mặc dù đó không phải là hợp đồng lao động nhưng cũng thể hiện sự thỏa thuận của2 bên trong một số vấn đề. Tuy nhiên do không được cung cấp nội dung email thỏa thuận đó nên chúng tôi không biết giữa chị và công ty đã thỏa thuận những gì.
Thứ hai, chị chỉ nói rằng trong quá trình làm việc chị có sai phạm, mà không nói rõ là sai phạm gì, sai phạm như thế nào, mức độ sai phạm đến đâu,sai phạm đó có được quy định trong Nội quy lao động của công ty không, sai phạm đó có thuộc trường hợp bị sa thải hay không, nên chúng tôi khó có thể tư vấn cho chị kỹ càng, chi tiết được.
Giả thiết thứ nhất, sai phạm của chị là sai phạm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 về việc "Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động". Đây là trường hợp Người sử dụng lao động được quyền chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp của chị là trường hợp công ty được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, công ty đã vi phạm vào thời gian báo trước cho người lao độngquy định tại khoản 2 Điều 38Bộ luật Lao động năm 2012. Ngoài ra, nếu sai phạm của chị là sai phạm được quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động, thì việc công ty sa thải chị là hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên, công ty đã vi phạm quy định về trình tự, thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật người lao động quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012.
Giả thiết thứ hai, sai phạm của chị không nằm trong phạm vi quy định của điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ và Điều 126 BLLĐ thì việc công ty sa thải chị là trái với quy định của pháp luật lao động.
Điều thứ ba, quyền lợi của chị hoàn toàn gắn liền với việc công ty sa thải chị là hợp pháp hay không hợp pháp.
Trong giả thiết thứ nhất, công ty sa thải chị là hợp pháp thì quyền lợi của chị đó là: được công ty thanh toán đầy đủ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Trong giả thiết thứ hai, công ty sa thải chị là trái luật, quyền lợi của chị được BLLĐ quy định rõ trong Điều 42 vềNghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:"1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước".
Trong trường hợp của chị, do không được cung cấp tường tận, cụ thể, chi tiết về vụ việc của chị, nên qua những thông tin vừa cung cấp, chúng tôi khuyên chị có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ban Giám đốc của Công ty.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận