-->

Chủ thể của thủ tục hành chính

Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lí trong trường hợp cụ thể.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực, chủ thể của thủ tục hành chính gồm chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính.

Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lí trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Chủ thể tham gia thủ tục là chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước khi tham gia vào thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể bằng hành vi của mình làm xuất hiện thủ tục hành chính, góp phần làm cho thủ tục hành chính được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nhưng các chủ thể này khống thể tự mình thực hiện thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính phải do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện.

Việc phân chia chủ thể thủ tục hành chính thành hai nhóm nói trên chỉ có tính chất tương đối. Có nhiều chủ thể tuỳ vào từng trường hợp mà chủ thể đó là chủ thể thực hiện hay chủ thể tham gia thủ tục. Nói cách khác, xác định một chủ thể cụ thể thuộc loại nào phải xem xét tư cách chu thể đó trong một thủ tục hành chính cụ thể.

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên trong hầu hết các hoạt động của mình cơ quan hành chính nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động quản lí. Những hoạt động này được thực hiện theo thủ tục hành chính. Khi đó cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Các chủ thể này thực hiện nhiều thủ tục hành chính khác nhau, chẳng hạn, khi là cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện thủ tục han hành văn bản quy phạm pháp luật để thiết lập trật tự quản lí trong các lĩnh vực xã hội; khi là cơ quan thanh tra, kiểm tra thực hiện thủ tục thanh tra kiểm tra được phát hiện nhanh chóng, xử lí kịp thời các vi phạm pháp luật loại trừ nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật; khi là chủ thể có quyền giải quvết các công việc cụ thể trong quản lí hành chính nhà nước tham gia các thủ tục cụ thể được hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho việc thực hiện cũng như bảo vệ hữu hiệu quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cá nhân, tổ chức (thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, công chức, cấp phép, giải quyết khiếu nại...). Trong nhiều trường hợp, những thủ tục hành chính này được các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện. Các cán bộ, công chức khi đó là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Khả năng trở thành chủ thể thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc vào thẩm quyền do pháp luật quy định. Do vậy, cải cách thủ tục hành chính gắn liền với việc cải cách bộ máy hành chính, tiến hành phân cấp quản lí phù hợp với năng lực của từng cấp và nhu cầu quản lí thực liễn.

Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể tham gia thù tục hành chính. Chẳng hạn, là chủ thể tham gia thủ tục thanh tra; kiểm tra khi là đối tượng thanh tra, kiểm tra; là chủ thể tham gia thủ tục khiếu nại khi hành vi hành chính, quyết định hành chính của họ bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại lên cấp trên.

Cơ quan quyền lực nhà nước, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân mặc dù không có chức năng quản lí hành chính nhà nước nhưng để hoạt động một cách bình thường các cơ quan đó phải tiến hành nhiều hoạt động quản lí nội bộ. Các hoạt động này tuân theo thủ tục hành chính trong đó cơ quan quyền lực nhà nước, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và cán hộ, công chức trong các cơ quan đó là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra, các cơ quan đó còn có quyền quản lí hành chính nhà nước trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định và khi đó đương nhiên là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Ví dụ, thẩm phán chủ toạ phiên toà là chủ thể thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khi xử phạt người có hành vi cản trở, gây rối trật tự tại phiên toà. Không chỉ là chủ thể thực hiện thủ tục, các cơ quan này còn là chủ thể tham gia nhiều thủ tục hành chính khác nhau, như tham gia thủ tục cấp phép khi xin cấp phép xây dựng, giấy phép lưu hành phương tiện vận tải của cơ quan.

Tố chức xã hội, tổ chức kinh tế vốn không được sử dụng quyền lực nhà nước nên trong hầu hết các thủ tục hành chính họ chi là chủ thể tham gia. Ví dụ, tham gia thủ tục khi xin phép thành lập, xin phép tiến hành một số hoạt động như hoạt động xuất, nhập khẩu, hay khi bị xử phạt vi phạm hành chính. Một số ít tổ chức, trong trường hợp pháp luật quy định thì có thể là chủ thể thưc hiện thủ tục. Chẳng hạn, các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thủ lục ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản liên tịch.

Cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, cũng như các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, thường là chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, cá nhân tham gia những thủ tục hành chính như thủ tục khiếu nại, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thú tục đăng kí những sự kiện pháp lí nhất định... Trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định, cá nhân là chủ thể thực hiện thủ tục. Ví dụ, người chỉ huy tàu bay, tàu biển được thực hiện thủ tục tạm giữ người có hành vi vi phạm hành chính trên tàu bay, tàu biển khi các phương tiện dó đã rời sân bay, bến cảng.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected]