-->

Chủ sỡ hữu quyền tác giả không được tự ý thay tên tác giả

Chỉ tác giả mới có quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền này không được chuyển giao cho người khác.

Hỏi: Tôi giao kết hợp đồng sang tác thơ với anh N.P với giá trị 10.000.000 đồng (mười triệu đồng). Hôm trước tôi đọc trên báo có thấy những bài thơ của mình, nhưng lại đề tác giả là anh N.P. Nhờ Luật sư tư vấn, pháp luật quy định vấn đề này như thế nào, việc anh N.P đề tên tác giả đối với thơ của tôi có đúng không? (Thanh Hà - Hải Phòng)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 39 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả như sau: “Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. (khoản 2)
- Quy định về quyền nhân thân của chủ sở hữu quyền tác giả như sau: “Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”. (khoản 3 Điều 19)
- Quy định về quyền nhân thân của tác giả bao gồm các quyền sau:
“1. Đặt tên cho tác phẩm.
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. (Điều 19)
- Quy định quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả như sau:“a) Làm tác phẩm phái sinh;b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;c) Sao chép tác phẩm;d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính”(khoản 1 Điều 20).

Như vậy, theo quy định của pháp luật, anh N.P chỉ có quyền quy định tại Khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ mà không có quyền đề tên mình là tên tác giả đối với những bài thơ do anh (chị) sáng tác. Bởi quyền đứng tên trên tác phẩm là quyền nhân thân của anh (chị), và quyền này không thể chuyển giao cho người khác.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.